Back

Quà tặng đặc biệt: BỘ TÀI LIỆU ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY MARKETING ĐỘT PHÁ

brand story - hành trình chạm đến trái tim người tiêu dùng
brand story - hành trình chạm đến trái tim người tiêu dùng

Brand Story – Hành Trình Chạm Đến Trái Tim Người Tiêu Dùng

Chiến lược tiếp thị là một phần không thể thiếu của bất kỳ một thương hiệu nào và nó giúp doanh nghiệp tạo ra sức ảnh hưởng đến với người tiêu dùng. Nhưng đời mấy khi hoàn hảo thật sự, đôi khi chúng ta gặp thất bại trên chính chiến lược của mình và khiến cho thương hiệu bị chìm vào quên lãng. Những tổn thất sau thất bại không hề nhỏ, đặc biệt là đối những doanh nghiệp đang lãng phí một khoản tiền khổng lồ vào những chiến dịch không đem lại được giá trị lợi nhuận gì.

Mỗi lần gặp thất bại ở một chiến dịch, chúng ta đều nhìn nhận lại những gì mình đã làm và tự đặt ra cho mình những câu hỏi: “Vì sao chiến dịch của tôi lại thất bại? Có phải chăng sản phẩm của tôi chưa được tốt? Sản phẩm của tôi có tiếp cận được với khách hàng mục tiêu hay không? Hay, kênh truyền thông tôi chọn để quảng bá chưa thật sự phù hợp?…”

Thế giới tiêu dùng ngày nay luôn có sự biến đổi và ảnh hưởng phần nào đến tâm lý mua hàng, cũng như cách họ tiếp cận thông tin. Chính vì thế, thay vì bạn tiếp tục vung tiền vào những quảng bá nhưng không mang lại hiệu quả. Hãy đi tìm cho mình một phương án tiếp cận khác mang lại sự gần gũi, thấu hiểu tâm lý khách hàng của mình nhiều hơn. Và phương án mà tôi gọi tên trong bài viết này chính là “Brand Story” – giải pháp xây dựng thương hiệu, hành trình kết nối với khách hàng qua câu chuyện.

Sự thất bại trong các chiến dịch tiếp thị

Stephen King – Một nhà văn người Mỹ cho rằng: 

brand story: Stephen King bàn về thương hiệu

Câu nói trên nhằm giúp cho chúng ta hiểu rằng: Quảng bá thương hiệu là một trong những công việc cần thiết để giúp doanh nghiệp đi đến thành công. Nó không chỉ được lợi về mặt doanh thu mà còn giúp cho sợi dây liên kết bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nhưng đó là một câu chuyện dài của doanh nghiệp trên hành trình tìm kiếm sự thấu hiểu khách hàng của mình.

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang bị mắc kẹt trong “cái bẫy tiếp thị” và dẫn đến một kết cục đau khổ. Điều này đã được bà Hoàng Thị Mai Hương – tổng giám đốc công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi nhận định rằng: “Phần lớn thương hiệu tại Việt Nam chỉ đang dừng ở mức brand, giống như một thương hiệu hàng hóa chứ chưa nhiều thương hiệu khiến người mua say mê. Vì vậy, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang thương hiệu khác ngay khi có những yếu tố nhu cầu tốt hơn. Mỗi ngày, một người Việt Nam nhận được khoảng 3.000 thông điệp, cái bạn cần làm là giúp thương hiệu không bị che lấp đi, để người ta chú ý, né cái người ta ghét, giữ được sự tôn trọng và làm người ta tôn trọng.”

Trong thời đại công nghệ phát triển, một dây chuyền sản xuất tiên tiến đã có thể tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao (thậm chí còn vượt cả tiêu chuẩn mong đợi). Nhưng việc cạnh tranh bằng chất lượng chưa chắc đã mang tính tiên quyết như trước. Vậy vấn đề ở đây là gì?

Câu trả lời đó chính là thương hiệu của bạn chưa tạo ra được tiếng nói cho sản phẩm của mình. Đối với một thương hiệu, sản phẩm là yếu tố chủ lực đem lại lợi nhuận, và hơn cả, nó chính là phương tiện mà thương hiệu dùng để gửi gắm những thông điệp của mình đến với khách hàng. Và khi chiến dịch thất bại, chúng ta cũng có thể nhận ra được những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại ấy. Và một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại đó chính là thương hiệu của bạn đã không gửi được hoặc gửi không đúng cách những thông điệp mà họ muốn nhắn nhủ đến với khách hàng. Có hai sai lầm mà hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải trong quá trình quảng bá sản phẩm thương hiệu như sau:

Thứ nhất, nhiều thương hiệu chưa định vị các sản phẩm của mình như một cách thức giúp con người tồn tại, phát triển những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đấy là điều duy nhất mà họ quan tâm khi tìm hiểu về sản phẩm của bạn.

Nguyên nhân sâu xa trong vấn đề này nằm ở chỗ cách chúng ta thu thập thông tin của khách hàng. Hằng ngày, não bộ của con người liên tục tiếp nạp hàng triệu thông tin, phân loại nó theo từng khía cạnh và loại bỏ những dữ kiện không cần thiết. Trong hàng triệu thông tin ấy, mặc dù chúng đều có đặc điểm chung là đều mang đến giá trị về mặt thể chất, tình cảm hay tinh thần. Nhưng khi chúng được thương hiệu biến hóa thành những câu chuyện, thông điệp gửi tới khách hàng thì không được định vị đúng, hay nói cách khác, những câu chuyện này nằm trong số dữ kiện đã bị “lọc đi” bởi não bộ của con người và dẫn đến chiến dịch thất bại.

Thứ hai, để có thể xử lý lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày, não bộ của chúng ta phải mất rất nhiều calo. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng đầu tiên của não bộ – giúp con người tồn tại và phát triển. Cũng giống như việc chúng ta mời gọi khách hàng mua hàng hoặc ai đó ghé thăm trang Web, họ thường phải đốt cháy lượng calo khá lớn để xử lý thông tin mà chúng ta chia sẻ. Và nếu như chúng ta không nói nhanh chóng về một thứ gì đó mà họ có thể sử dụng để tồn tại hay phát triển thì chắc chắn họ sẽ bỏ qua chúng ta để bảo toàn lượng calo cho những thông tin có ích khác.

Trong những lúc chiến dịch Marketing đang trên bờ “chết đuối” và những sai lầm khó thể cứu chữa thì Brand Story (câu chuyện thương hiệu) chính là “chiếc phao cứu sinh” đắc lực nhất cho bạn trong thời điểm ấy.

Đăng ký dịch vụ Đào tạo doanh nghiệp tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY

New call-to-action

Câu chuyện thương hiệu – Cái hiệu được thương

Cảm xúc của con người được xây dựng bởi một thứ gọi là đòn bẩy tình cảm chứ không phải lý trí. Điều đó không có gì lạ khi bạn có thể nhớ rất rõ những nội dung chứa đầy cảm xúc thay vì phải hiểu những lý thuyết thông thường hay con số quá đỗi khô khan. Đấy chính là sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) – một trong những công cụ giao tiếp mạnh mẽ của con người.

Vì sao chúng ta thường dùng câu chuyện để giao tiếp?

Có lẽ vì chúng mang đến cho ta những cảm xúc chân thật, tạo ra lối suy nghĩ, cách thức và hành vi của con người trong từng câu kể. Hơn hết, việc dùng storytelling mang lại nhiều giá trị về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể, một câu chuyện hay có thể làm giảm chất Cortisol – một loại Hormone Corticosteroid được sản sinh bởi bộ phận Zona fasciculata trên vỏ thượng thận – chống stress cho não bộ và làm tăng Oxytocin – hormone tình yêu – giúp não kích thích những cảm giác tốt đẹp về bản thân và mọi người xung quanh. Đó chính là điểm nổi bật nhất khi sử dụng câu chuyện và điều này cần được áp dụng vào các thương hiệu.

Kể chuyện thương hiệu chính là cách chúng ta thể hiện tình yêu với khách hàng. Vậy làm thế nào để tạo ra tình yêu đó? Việc thương hiệu được yêu thương cũng như tình yêu giữa người với người. Không chỉ xuất phát từ một phía người tiêu dùng mà còn chính bản thân thương hiệu. Nó giống như một lời tỏ tình, những tâm tư thể hiện qua từng sản phẩm dịch vụ gửi tới khách hàng và mong cầu sự hồi âm từ họ. Vì vậy, brand storytelling được coi là cầu nối mang thương hiệu đến với khách hàng, mở ra tình yêu thương, sự nâng niu mà bao doanh nghiệp khao khát.

Để kể câu chuyện thương hiệu là điều không dễ dàng gì, và đối với một số doanh nghiệp quả thật rất khó khăn. Giống như khi được hỏi: “Hãy kể cho tôi nghe câu chuyện thương hiệu của bạn đi” thì hầu hết các CEO và doanh nghiệp đều phải đau đầu. Và độ khó sẽ càng tăng nếu như yêu cầu kể chuyện trong vòng 10 giây. Thì điều càng không thể với họ.

Câu chuyện thương hiệu chính là bài toán khó cho hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng nếu giải được thì đây chính là bước đột phá thần kỳ trong sự nghiệp của họ để tạo ra dấu ấn riêng biệt với khách hàng. Và cũng như là động lực thúc đẩy tăng trưởng và sinh lời cho doanh nghiệp.

Một bài toán khó luôn có nhiều cách giải, vấn đề là bạn sẽ giải quyết nó theo công thức nào. Và để viết được một câu chuyện thương hiệu cuốn hút, chạm đến trái tim người tiêu dùng, hãy để phần cuối của bài viết này giúp bạn thực hiện được điều đó.  

Hướng dẫn xây dựng câu chuyện thương hiệu cuốn hút

Để có thể viết câu chuyện thương hiệu cuốn hút, chạm đến cảm xúc của người tiêu dùng, bạn cần thực hiện 7 cách sau đây:

1. Nhân vật “người hùng” trong Brand Storytelling

Chúng ta thường xem các bộ phim về thể loại anh hùng – những người luôn có những mục tiêu cao cả, hướng về những giá trị tốt đẹp và mang lại hạnh phúc cho nhiều người thoát khỏi những kẻ xấu. Đấy là người hùng trong các bộ phim. Vậy “người hùng” trong thương hiệu là ai?

Nhiều bạn nghĩ rằng, để xây dựng câu chuyện thương hiệu thì nhân vật chính được nhắc đến chính là thương hiệu. Thật đáng tiếc, đây là một sai lầm ngay từ phút ban đầu dành cho bạn. Nhân vật chính trong mọi Brand Story được biết đến như một “người hùng” chính là khách hàng. Người sẽ xử lý được vấn đề của bản thân, của người xung quanh với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Việc đưa khách hàng vào vị trí trung tâm của câu chuyện thương hiệu là một điều vô cùng quan trọng. Bởi vì bộ não của họ không ngừng sàng lọc tất cả các thông tin, nếu câu chuyện của bạn không nói lên được những gì họ muốn nghe. Họ sẽ lập tức gạt bỏ bạn sang một bên và đi tìm cái mới.

Cho nên, để viết nên một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, bạn cần phải để khách hàng tham gia vào câu chuyện của bạn. Nó giống như việc bạn cài một quả bom vào câu chuyện và chờ người hùng đến tháo gỡ, hay đánh bại tên trùm để giành quyền sinh tồn. Những quả bom ở đây chính những vấn đề mà người hùng đang mắc phải. Và liệu rằng việc tháo gỡ quả bom đó có mang lại kết quả tốt cho anh ta hay không?

Chính vì thế, bạn cần xác định rõ những điều mà khách hàng đang mong muốn và truyền đạt nó một cách đơn giản giúp câu chuyện của bạn mời gọi khách hàng đi đúng hướng. Và nếu câu chuyện đó là một chỉ dẫn đáng tin cậy, chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn bạn.

2. Xây dựng cốt truyện thương hiệu chân thật

Để chạm đến những “nỗi đau” mà khách hàng đang mắc phải đòi hỏi câu chuyện của bạn phải được xây dựng một cách thực tế nhất. Khách hàng xem câu chuyện của bạn cũng giống như những bộ phim, họ sẽ thường chú ý đến những kẽ hở của cốt truyện, liệu nó sẽ mở và kết thúc như thế nào. Việc này góp phần thúc đẩy lớn đến hành vi của người dùng và hướng tới những mong muốn của họ.

Điều này có nghĩa rằng, khi bạn mang đến một câu chuyện thương hiệu cho khách hàng, bạn phải định nghĩa đúng những điều khách hàng đang mong muốn. Nếu như điều bạn chia sẻ không thể mở ra kẽ hở trong trí óc của người dùng, họ sẽ không có cảm giác bị thúc đẩy để kết nối với thương hiệu của bạn.

Một số mẹo hay mà bạn có thể lên ý tưởng cho brand story của mình như sau:

Xác định những vấn đề khó khăn hay thách thức trong thực tế của khách hàng.

– Tham khảo những case-study điển hình và lên ý tưởng từ chính câu chuyện của khách hàng.

– Thấu hiểu người dùng bằng việc vẽ chân dung khách hàng là điều không thể thiếu để xây dựng câu chuyện chân thật hơn. Hãy thu thập thông tin chi tiết về hành vi, thói quen,… của khách hàng thông qua các cuộc khảo sát, phản hồi hoặc data có được từ bộ phận bán hàng.

Ngoài ra, bạn cần cô động sự ham muốn của khách hàng thành một trọng điểm duy nhất và cũng không nên cho quá nhiều kẽ hở trong kịch bản thương hiệu. Điều này khiến cho câu chuyện của bạn trở nên lộn xộn bằng cách “làm loãng” mong muốn của họ với quá nhiều tham vọng. Cho nên, chỉ cần bạn tập trung vào những ham muốn đơn giản, các ham muốn khác chỉ nên được xác định thêm trong kịch bản phụ thay vì để nó trong kịch bản tổng thể.

Khi xác định được cốt lõi của Brand Story, bạn sẽ giúp khách hàng trả lời được rằng thương hiệu bạn đang đưa họ đi đâu, cung cấp cho họ cái gì. Đây chính là yếu tố “tính rõ ràng” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình doanh nghiệp xây dựng hình ảnh nhân vật chính cho câu chuyện thương hiệu của mình.

>>> Để tạo ra được một câu chuyện thương hiệu tốt thì việc quan trọng nhất của các bạn content chính là phải nắm được những cách thức để xây dựng câu chuyện. Hãy xem những bài viết nói về sử dụng nghệ thuật Storytelling trong Marketing bên dưới đây:

7 sai lầm khi sử dụng Storytelling khiến bài viết nhàm chán.

Hướng dẫn 3 công thức Storytelling hiệu quả cho dân content

Cấu trúc 3 hồi trong Storyteling: Tuyệt chiêu để có một câu chuyện hấp dẫn

3. Câu chuyện đánh bại kẻ thù

Cách để giúp câu chuyện thêm phần hấp dẫn và gia tăng sự chú ý của khách hàng đó chính việc chúng ta xác định rõ những vấn đề họ đang đối mặt. Đây được xem là phần “câu khách” của câu chuyện.

Một câu chuyện sẽ có hai tuyến nhân vật, một là phe chính diện – khách hàng – người hùng đánh bại những kẻ xấu và mang lại giá trị tốt đẹp đến người khác, hai là phe phản diện – kẻ thù – những vấn đề rắc rối, vướng mắc còn tồn đọng chưa có thể giải quyết. Khi đối mặt với những vấn đề ấy, bạn cần phải lắng nghe những mong muốn từ họ để khi cho ra đời sản phẩm, dịch vụ nó sẽ trở thành món “vũ khí” để giúp khách hàng đánh bại kẻ thù. Và một kẻ thù hoàn hảo trong kịch bản câu chuyện thương hiệu phải có những đặc điểm sau:

– Phải có nguồn gốc rõ ràng

– Phải có thực

– Không quá nhiều kẻ thù trong câu chuyện vì sẽ dễ phá vỡ sự rõ ràng.

– Phải là một thứ dễ hiểu, khi khách hàng nghe thấy, họ ngay lập tức nhận ra đó là một thứ gì đó khiến họ khinh thị.

Bạn càng xây dựng được một kẻ thù hoàn hảo, càng nói nhiều về nó sẽ càng có thêm nhiều người muốn có một “vũ khí” giúp họ đánh bại kẻ thù. Từ đó, sẽ giúp cho khách hàng có lòng tin vào thương hiệu của bạn hơn.

4. “Người dẫn đường” thông thái

Mọi câu chuyện hay đều có những đoạn cao trào. Đây chính là những giai đoạn để nói lên những thời điểm khó khăn, bế tắc mà khách hàng gặp phải trong cuộc sống, công việc,… Để từ đó, hướng họ tìm đến người sẽ giúp họ gỡ bỏ những nút thắt mâu thuẫn ấy. Và đó là người dẫn đường cũng chính là thương hiệu của bạn.

Hầu hết trong các bộ phim anh hùng bạn xem, đều sẽ xuất hiện các nhân vật đứng phía sau hỗ trợ. Họ là chính là phát hiện ra những năng lực của anh hùng, là một nhà thông thái đã từng chinh phục nhiều thử thách của anh hùng và sẽ là người hướng dẫn anh hùng đi theo con đường tốt nhất. Do đó, người dẫn đường mới là người quyền lực nhất trong câu chuyện. Và thương hiệu của bạn chính là như vậy.

Mặc dù là người quyền lực nhất nhưng vẫn không phải là nhân vật chính là câu chuyện. Để có thể định vị là người dẫn đường trong cuộc của khách hàng, thương hiệu của bạn cần phải truyền được hai ý chính:

Một là “sự thấu cảm”, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, thấu hiểu những cảm giác mà khách hàng đang lo lắng khi có gặp phải những vấn đề chưa có cách giải quyết. Từ đây, giúp bạn tìm ra các phương pháp tốt nhất để chữa lành những vết thương ấy. Điều này thật sự rất có ý nghĩa, bởi nó cho khách hàng biết được bạn luôn đặt mình vào vị trí của họ.

Hai là “uy quyền”, đây là cách nói về năng lực của người dẫn đường. Thương hiệu của bạn sẽ làm như thế nào để có thể giúp cho khách hàng nhận biết được khả năng thật sự để giải quyết các vấn đề của họ. Nhưng hãy bộc lộ uy quyền một cách khéo léo, không khoe khoang quá nhiều để tránh lẫn vào vai người hùng.

Đây chính là hai yếu tố để làm nên giá trị của thương hiệu bạn. Hãy thể hiện nó qua câu chuyện một cách tốt nhất có thể để định vị mình trở thành người dẫn đường mà khách hàng đang tìm kiếm.

5. Một kế hoạch hoàn hảo

Người hùng luôn cần một người dẫn đường đáng tin cậy, người đó phải thiết kế cho họ một kế hoạch hoàn hảo để đạt được kết quả tốt nhất. Và với thương hiệu, một kế hoạch hiệu quả chính là thứ dùng để thể hiện lời cam kết của mình với khách hàng.

Kế hoạch có thể làm rõ những cách thức kinh doanh của thương hiệu hoặc rủi bỏ những cảm giác lo lắng của một người khi đang cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy, kế hoạch luôn có tính rõ ràng, là tiền đề vững chắc cho lời cam kết nên khi đưa vào câu chuyện thì các bạn cần thể hiện 3 điều sau:

– Khách hàng nhìn nhận rõ những vấn đề của mình

– Đưa ra giải pháp “vừa vặn” với vấn đề đó

– Quy trình lắp đặt các giải pháp giúp khách hàng giải quyết vấn đề.

Và hãy cho kế hoạch của bạn một tên gọi, ví dụ “kế hoạch xây dựng chuyên mục bài viết chuẩn SEO”, “kế hoạch để trở thành quản lý giỏi”,… điều này giúp định vị trong trí óc của khách hàng, tăng giá trị nhận thức của khách về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

6. Lời kêu gọi hành động

Lời kêu gọi hành động là yếu tố dẫn đến sự thành công của câu chuyện thương hiệu. Bởi vì, con người sẽ không bao giờ vội đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc đời trừ khi có những điều thúc đẩy họ làm vậy. Chính vì thế, thay vì đưa ra những lời kêu gọi mềm mỏng, không gây được sự chú ý, bạn cần phải tạo ra một thứ gì đó “mạnh mẽ” hơn để kêu gọi khách đặt hàng.

Lời kêu gọi mua hàng có thể thể hiện bằng cách trực tiếp và gián tiếp. Cách thức trực tiếp mà chúng ta thường thấy nhiều nhất qua các nút nhấn “mua ngay bây giờ” trên góc phải giao diện Website. Còn dạng gián tiếp, chúng ta sẽ thấy qua một số hình thức phổ biến như:

– Những thông tin miễn phí dưới dạng tài liệu, file PDF nêu rõ lĩnh vực chuyên mục của thương hiệu

– Những lời chứng thực từ những khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

– Sản phẩm mẫu

– Thử nghiệm miễn phí dưới dạng các phiên bản trial.

Nếu các bạn thực hiện tốt điều này, bạn sẽ cho khách hàng có những trải nghiệm tốt và tăng thêm độ uy tín cho thương hiệu mình.

7. Thêm thắt những yếu tố thú vị

Tất cả thành phần để tạo nên một câu chuyện thương hiệu đã có đủ, nhưng nếu bạn không biết cách để giúp câu chuyện của bạn trở nên lôi cuốn thì sẽ có khiến khách hàng để ý đến bạn.

Chính vì vậy, hãy vẽ cho câu chuyện của mình sinh động hơn bằng những yếu tố gây bất ngờ, giải trí, hài hước và những đoạn cao trào gây cấn khi bùng nổ mâu thuẫn,…nó sẽ khắc họa chân thật về những vấn đề đang xảy ra với khách hàng. Và từ đây, giúp khách hàng nhìn nhận rõ từng khía cạnh của vấn đề và suy xét đến việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn để giải quyết nó.

8. Happy Ending

Đây có lẽ là điều mà ai cũng mong muốn khi nhận được một kết thúc đẹp. Sau một thời gian chiến đấu với kẻ thù, người hùng cuối cùng cũng đạt được mục tiêu và thu về “trái ngọt” cho mình. Và cũng một phần nhờ vào việc tìm thấy giải pháp thích hợp từ thương hiệu của bạn.  

Nhiệm vụ của “kết thúc có hậu” rất quan trọng, nó mở nút cho câu chuyện. Nếu sản phẩm của bạn giúp được khách hàng giải quyết được các vấn đề của họ, thì hãy biến nó thành cốt lõi trong lời hứa thương hiệu của mình và giúp cho cuộc sống của nhiều khách hàng khác trở nên tốt đẹp hơn.

brand story: happy ending. khách hàng tìm thấy giải pháp thích hợp từ thương hiệu của bạn

Khách hàng tìm thấy giải pháp thích hợp từ thương hiệu của bạn

Tạm kết

Tạo dựng một câu chuyện hay cho thương hiệu không phải là công việc một sớm một chiều. Nó đòi hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng thấu hiểu được khách hàng. Chỉ có sự thấu hiểu bạn mới cảm được những điều mà họ thật sự lo lắng khi ra quyết định có nên lựa chọn sản phẩm của bạn không. Để từ đây, giúp bạn tìm ra những giải pháp tối ưu và thể hiện chúng qua những câu chuyện một cách chân thật nhất.

Cuối cùng, với những điều tôi đã chia sẻ về Brand Story ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết câu chuyện của mình. Đưa thương hiệu của bạn trở thành “người dẫn đường” thông thái trong lòng khách hàng.

Nguồn: Tổng hợp

Đừng quên ĐĂNG KÝ NGAY khóa học viết Content Marketing của HomeNext Academy để trở thành một người sáng tạo nội dung tuyệt vời nhé.

Tặng bạn bộ tài liệu Content Marketing HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ ngay hôm nay.

Liên hệ đến Hotline 0903 140 768 để được tư vấn chi tiết về các khóa học:

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ