Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ BÍ QUYẾT SỐNG CÒN CHO DÂN CONTENT 

Cấu trúc 3 hồi trong Storyteling: Tuyệt chiêu để có một câu chuyện hấp dẫn
Cấu trúc 3 hồi trong Storyteling: Tuyệt chiêu để có một câu chuyện hấp dẫn

Cấu trúc 3 hồi Storytelling: Tuyệt chiêu để có một câu chuyện hấp dẫn

Là kỹ thuật phổ biến nhất để xây dựng cốt truyện, cấu trúc 3 hồi thường xuyên được các nhà biên kịch và tiểu thuyết gia sử dụng trong các tác phẩm của mình. Cấu trúc này nhấn mạnh, một câu chuyện cần phải có phần mở đầu, phần thân và phần kết. Đồng thời, ở mỗi phần phải xác định được các sự kiện cốt truyện cụ thể sẽ diễn ra.

HomeNext Academy tặng bạn bộ tài liệu Content Marketing HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

1. Nhịp điệu câu chuyện phổ biến trong cấu trúc ba hồi

Nhịp điệu câu chuyện phổ biến trong cấu trúc 3 hồi

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách các nhà văn ứng dụng cấu trúc ba hành động vào trong câu chuyện của mình. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích bộ phim kinh điển Kungfu Panda (2008)

1.1. Hồi 1 (Mở đầu): Sắp đặt

Hồi 1 có chức năng giới thiệu những nhân vật, mối quan hệ của họ và bối cảnh của câu chuyện. Đây là nơi nắm giữ vai trò giới thiệu những vấn đề, những biến cố chủ đạo trong câu chuyện. Người xem có bị thu hút và muốn tìm hiểu tiếp câu chuyện hay không phần lớn phụ thuộc vào phần này.

Ở hồi 1 được chia làm 3 phần với 3 điểm mốc khác nhau:

a. Giới thiệu:

Đây là phân đoạn được sử dụng để giới thiệu những yếu tố chủ chốt trong câu chuyện:

– Nhân vật chính là ai?

– Cuộc sống hàng ngày của họ như thế nào?

– Điều gì là quan trọng trong cuộc sống của họ?

Tất nhiên, không ai sống được một cuộc đời hoàn hảo cả. Vì vậy phần giới thiệu sẽ cho độc giả cảm nhận được những mong muốn của nhân vật chính. Đồng thời cho họ thấy những thách thức ngăn cản nhân vật đạt được những gì họ muốn trong đời sống hiện tại.

Ví dụ:

Ở thung lũng Bình Yên thuộc Trung Hoa cổ đại, có một chú gấu trúc vụng về tên là Po. Cậu có cha nuôi là ngỗng Ping, là chủ một quán mì. Dù cha nuôi rất muốn Po kế nghiệp mình, nhưng trong lòng cậu luôn có ước mơ chiến đấu với nhóm Ngũ Đại Hào Kiệt do sư phụ Shifu huấn luyện.

b. Biến cố khởi đầu:

Ở phân đoạn này, sẽ có một sự cố kích động làm đảo lộn cuộc sống của nhân vật, khiến họ mất thế cân bằng. Điều này thúc đẩy họ ra khỏi vùng an toàn và bước vào một cuộc hành trình mới.

Trong một vài trường hợp, biến cố khởi đầu kết thúc là lúc hồi 2 bắt đầu. Nhưng thông thường chúng ta còn cần đi qua một giai đoạn nữa: Cân nhắc.

Khi ở giai đoạn “Cân nhắc”, nhân vật sẽ nhận ra mình không thể sống trong thế giới cũ được nữa và buộc phải dấn thân vào một cuộc hành trình mới. Nhân vật chính sẽ vượt qua sự cố đó hay họ sẽ chống lại cuộc phiêu lưu?

Suy cho cùng, nhân vật đi tiếp cuộc hành trình này sẽ để lại hậu quả gì cho bản thân và những người xung quanh? Điều gì đang bị đe dọa nếu họ thất bại? Tùy thuộc vào nhân vật, nỗi sợ hãi và sai sót cốt lõi của họ, bạn có thể cần phải dành một vài cảnh để nhân vật không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận.

Những quyết định trong giai đoạn này sẽ dẫn đến “Bước ngoặt đầu tiên” của câu chuyện. Đó cũng chính là cao trào của hồi 1.

Ví dụ:

Đại sư Oogway, sư phụ của Shifu, có điềm báo rằng đại đệ tử của Shifu là Tai Lung sẽ vượt ngục để tấn công thung lũng và cướp Bí kíp Thần Long – thứ khiến hắn trở nên điên cuồng vì muốn chiếm đoạt.

Shifu lo sợ điều đó nên sai ngỗng Zeng đến nhà tù Chor-Gom, đề nghị tăng cường an ninh. Đồng thời sư phụ tổ chức một cuộc thi cho nhóm Ngũ Đại Hào Kiệt để Oogway chọn ra Thần Long đại hiệp. Đó là người hùng lĩnh hội được bí kíp Thần Long.

c. Bước ngoặt đầu tiên:

Khi bước ngoặt đầu tiên xảy đến, nhân vật bị rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn. Dù quyết định của họ có là gì, thì quyết định đó cũng sẽ khiến chiều hướng của câu chuyện thay đổi. Hồi 1 kết thúc ở đây.

Trong một số câu chuyện, “Biến cố khởi đầu” và “Bước ngoặt đầu tiên” xảy ra trong cùng một cảnh. Hãy coi bước ngoặt đầu tiên này là bước đệm để đưa nhân vật vào hồi 2.

Ví dụ:

Vì đến trễ nên Po không đến được sảnh đấu. Trong lúc nỗ lực để được chiêm ngưỡng thần tượng, Po vô tình lao mình vào giữa đám đông, rơi xuống giữa sân đấu. Oogway chỉ vào cậu và tuyên bố Po là Thần Long đại hiệp trước sự kinh ngạc và nghi ngờ từ mọi người.

1.2. Hồi 2 (Phần thân): Đối đầu

Hồi 2 chứa hầu hết các sự kiện quan trọng trong cốt truyện. Trong phần này, nhân vật chính sẽ bắt đầu cuộc hành trình mới, làm quen với môi trường xung quanh và đối mặt với những thách thức đặt ra trước mắt trên chặng đường của mình.

Trong cuốn Screenplay, Syd Field đã viết như sau:

“Xuyên suốt hồi 2, nhân vật chính sẽ phải vượt qua từ hết rào cản này đến rào cản khác. Các rào cản này sẽ ngăn cản họ đạt được mục đích của bản thân.”

a. Hành động

Khi nhân vật chính muốn tiến về con đường phía trước, họ sẽ thay đổi và thích nghi để có cơ hội đạt được mục tiêu cao hơn. 

Mấu chốt của cả phần này chính là rào cản. Rào cản chính là thứ tạo nên xung đột, và xung đột chính là yếu tố tiên quyết cho bất cứ câu chuyện nào.

Trong một câu chuyện, có hai loại rào cản mà nhân vật thường gặp phải:

– Rào cản bên ngoài: Là rào cản người xem có thể thấy được trong tiến trình phim. Có thể là khiếm khuyết vật lý trên cơ thể nhân vật chính hoặc là những sự vật bên ngoài môi trường…

– Rào cản bên trong: Yếu tố này mang tính nội tâm, không thể quan sát được, chỉ có thể nhận biết qua biểu hiện của nhân vật. Nó có thể là một hội chứng mà nhân vật mắc phải, một đặc điểm tính cách hoặc là một tư tưởng sai lệch.

Sự kết hợp giữa hai loại rào cản trong và ngoài khiến nhân vật phải đối mặt sẽ tạo ra những diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Các thử thách sẽ tăng dần theo thời gian và nhân vật sẽ phải rơi vào tình huống éo le. Chính những thử thách tăng dần ấy cũng sẽ tạo ra những xung đột, tạo kịch tính, cuốn hút chúng ta vào diễn biến tiếp theo.

Ví dụ:

Cho rằng quyết định của Oogway là ngẫu nhiên, Shifu tìm cách đuổi Po bằng những phương pháp rèn luyện hà khắc, còn nhóm Ngũ Đại Hào Kiệt thì coi thường cậu là một tên cục mịch. (Rào cản bên ngoài)

Po tự ti với bản thân mình, cậu cũng định bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự động viên của Oogway, cậu chịu đựng khoá huấn luyện và kết thân với nhóm Ngũ Hiệp nhờ sự kiên nhẫn, khiếu nấu ăn và tính hài hước.

Po được nghe kể rằng, lối hành xử xa cách và lạnh lùng của sư phụ là do đau lòng. Sư phụ đau lòng vì đệ tử Tai Lung mình nuôi nấng dạy dỗ như con ruột lại phản bội mình. (Rào cản bên trong)

b. Điểm giữa

Cấu trúc 3 hồi cũng giống như một bài luận, và trong một bài luận thì phần thân bài rất hiếm khi có một luận điểm. Hồi 2 thường được chia thành hai giai đoạn nửa trước và nửa sau bằng một sự kiện gọi là điểm giữa. Điểm giữa đúng với tên gọi của nó, thường diễn ra ở chính giữa câu chuyện.

Về cơ bản, tác dụng của điểm giữa cũng không khác những bước ngoặt, nó sẽ rẽ câu chuyện sang một hướng khác. Chúng ta thường ít khi nhận ra bước chuyển ở điểm giữa bởi nó chỉ là một trong những rào cản mà nhân vật phải vượt qua.

Nhưng không vì thế mà điểm giữa mất đi sự quan trọng. Sau sự kiện này câu chuyện sẽ trở nên căng thẳng, giàu năng lượng hơn, qua đó giữ vững được sự chú ý của người xem. Sự kiện này đẩy câu chuyện sang một hướng đi mới, khi nhân vật chính thay đổi mục đích của mình. Giai đoạn này vì thế mà cũng nguy hiểm hơn khi những nhân vật của chúng ta đối mặt với thử thách vô cùng khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của thế giới.

Ví dụ:

Lời cảnh báo Tai Lung vượt ngục bị phớt lờ. Hắn dùng chính cọng lông rụng ra từ ngỗng Xeng để bẻ khoá, hạ gục lính canh. Hay tin, Shifu báo cho Oogway. Đại sư chỉ khuyên Shifu là hãy tin tưởng ở Po, sau đó từ trần. Thân thể của Oogway hoá thành những cánh hoa đào bay theo gió.

c. Bước ngoặt thứ 2

Hồi 2 kết thúc với thêm một bước ngoặt. Bước ngoặt này cũng rẽ câu chuyện sang một hướng khác, nhưng lần này kịch tính ở điểm mốc này sẽ lên mức cao nhất. Nó buộc nhân vật phải rơi vào tình huống khó khăn nhất kể từ đầu câu chuyện.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở “điểm giữa” sẽ buộc nhân vật chính chuyển hướng từ vai trò “hành khách” sang thế chủ động hơn. Nhân vật cần phải đứng thẳng người và sẵn sàng đương đầu trực tiếp với kẻ thù của họ. Họ cần sự tự tin này để xử lý những gì xảy ra tiếp theo.

Ví dụ:

Hai tin dữ liên tiếp ập đến cộng với việc Po vẫn chưa tiến bộ khiến Shifu thừa nhận mình không biết cách dạy cậu. Nghe được chuyện, Hổ Tỉ, thành viên giỏi nhất trong nhóm Ngũ Hiệp, tự dẫn đội của mình đi ngăn chặn Đại Long.

Ngày hôm sau, Shifu nhận ra là Po có thể thực hiện những năng lực thể chất phi thường nếu có đồ ăn là động lực. Sư phụ dạy võ thành công cho cậu bằng việc sử dụng đồ ăn làm đạo cụ và phần thưởng.

Ở bài kiểm tra cuối cùng, hai bên vận dụng kỹ năng kungfu để ăn một đĩa bánh bao. Shifu lấy được gần hết bánh, còn Po sau khi chiến đấu với sư phụ thì có được chiếc cuối cùng. Nhưng Po không ăn, cậu đưa chiếc bánh ấy cho sư phụ. Shifu mừng vì Po đã thành tài.

Bạn mong muốn tạo ra những bài viết chuyên nghiệp và thu hút? Nhanh tay đăng ký khóa đào tạo cho doanh nghiệp của bạn NGAY HÔM NAY.

New call-to-action

1.3. Hồi 3 (Đoạn kết): Giải quyết

Đây là giai đoạn mang tính giải quyết cho cả câu chuyện, và nó cũng được chia ra làm 3 phần.

a. Tiền khủng hoảng

Phần “khủng hoảng” chính là hệ quả từ bước ngoặt kết thúc hồi 2.

Đây là giai đoạn mà nhân vật chuẩn bị để đối mặt với khó khăn lớn nhất sắp xảy đến. Đó là cuộc đụng độ cuối cùng giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện.

Ngay cả hiệp sĩ mạnh nhất cũng có những điểm yếu trong áo giáp của họ. Bên trong họ có những nỗi sợ hãi và khiếm khuyết sâu xa. Khi nhân vật chính đang chuẩn bị để đối đầu trực tiếp với nhân vật phản diện, kẻ thù chính của họ cũng đang trở nên mạnh hơn và hiện đã sẵn sàng cho trận chiến.

Người đọc đã trải qua toàn bộ cuộc hành trình với nhân vật chính. Tuy nhiên, đây mới là lúc họ thấy được sức mạnh thực sự của nhân vật phản diện, thứ mà nhân vật chính thường mất cảnh giác.

Mặc dù hầu hết độc giả đều biết rằng nhân vật chính thường giành chiến thắng, nhưng họ vẫn còn đang nghi ngờ về tình hình của nhân vật chính. Đôi khi chính giai đoạn này sẽ dự báo cho người đọc biết liệu phe chính diện có thành công hay không.

Ví dụ:

Nhóm Ngũ Đại Hào Kiệt nỗ lực chiến đấu, song họ không đọ nổi chiêu điểm huyệt của Tai Lung. Shifu cho rằng Po đã sẵn sàng lĩnh hội Thần Long Bí kíp và giao nó cho cậu, nhưng bên trong không có gì ngoài một lớp mạ vàng phản chiếu. Nghĩ rằng Oogway đã nhầm, Po và nhóm Ngũ Hiệp sơ tán cư dân thung lũng, còn Shifu chuẩn bị đối mặt với Tai Lung.

b. Khủng hoảng

Đây là xung đột lớn nhất của câu chuyện. Cao trào đạt cực điểm biểu thị những khoảnh khắc cuối cùng của xung đột bao trùm câu chuyện. Nhân vật phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất, và cũng là bước đà quan trọng nhất để trả lời những câu hỏi được đặt ra ở đầu câu chuyện.

Sự đối đầu giữa nhân vật chính và nhân vật phản diện diễn ra một lần nữa. Và cuối cùng nhân vật chính cũng kết thúc cuộc xung đột. Bản thân cao trào thường được diễn ra trong một phân đoạn duy nhất, trong khi ở phần trước cao trào thường kéo dài hơn và có thể kéo dài theo một chuỗi sự kiện.

Ví dụ:

Để an ủi Po, ông Ping tiết lộ rằng “Nước lèo Bí truyền” không có nguyên liệu gì đặc biệt, mà chỉ cần người nấu tin vào bản thân mình. Đây cũng là thông điệp của Bí kíp Thần Long, lớp mạ vàng trong cuốn bí kíp phản chiếu gương mặt của người cầm nó. Po biết được thông điệp ẩn giấu ấy và khẩn trương quay lại giúp Shifu.

Tại Sảnh Chiến Binh, Tai Lung đánh cho Shifu đến suýt chết. Mặc dù Shifu xin lỗi vì lòng kiêu hãnh quá lớn của mình đã khiến ông đặt kỳ vọng quá nhiều và vô thức biến Tai Lung thành kẻ xấu, hắn vẫn đòi Bí kíp.

Po đến kịp với Bí kíp trong tay. Tai Lung bất ngờ trước đối thủ không có kỹ năng bài bản nhưng ứng biến tốt bằng cơ thể của mình và môi trường xung quanh. Mặc dù đoạt được Bí kíp, nhưng vì mờ mắt bởi lòng tham nên Tai Lung không hiểu được ý nghĩa của nó.

c. Giải quyết

Sau giai đoạn này, dù nhân vật có thành công hay không, chúng ta cũng được dẫn qua một phần mới là “giải quyết.”

Tại đây, mọi nút thắt trong câu chuyện sẽ được tháo gỡ. Kịch tính sẽ được giảm xuống dần dần, và những câu hỏi mà câu chuyện đã đặt ra từ hồi 1, hồi 2 cũng sẽ được trả lời, để đoạn kết khép lại câu chuyện một cách trọn vẹn.

Ví dụ:

Tai Lung trút giận lên cậu bằng hàng loạt đòn điểm huyệt, nhưng cơ thể mập mạp của Po miễn nhiễm đòn ấy. Nhận ra điều đó, Po khuất phục đối thủ bằng kỹ năng kungfu của mình, và rồi tiêu diệt hắn ta bằng chiêu Vô Tích Tỏa Chi Công.

Po được cư dân Thung lũng tôn vinh và nhóm Ngũ Hiệp tôn trọng, còn Shifu cuối cùng cũng có được sự thanh thản. Trong một cảnh hậu danh đề, Shifu và Po cùng ăn dưới cây đào mà ông trồng trước đó trong phim.

2. Một số ví dụ về cấu trúc 3 hồi cho marketing storytelling

People love stories, and one of the really good ways to relate to your prospect is to tell a story. (…) a story can be invaluable and creates an emotional relationship of bond that keeps your prospect riveted and listening.

– Joe Sugarman.

Mọi người thích những câu chuyện. Và một trong những cách thực sự hay để liên hệ với khách hàng tiềm năng của bạn chính là kể chuyện. Bởi vì một câu chuyện có thể trở nên vô giá và tạo ra mối quan hệ gắn kết với khách hàng tiềm năng, khiến cho họ luôn say mê và lắng nghe câu chuyện của bạn.

Sau đây sẽ là một số ví dụ đơn giản để bạn dễ hình dung một bộ phim dài với cấu trúc 3 hồi sẽ được thu lại ngắn gọn như thế nào trong marketing nhé.

2.1. Lời chứng thực dựa trên câu chuyện

An và Hoa là một cặp vợ chồng mới cưới. Họ cùng nhau đi mua món đồ nội thất đầu tiên, đó là một chiếc nệm mới tinh. (Giới thiệu)

Họ bắt đầu tìm kiếm tại một showroom bán nệm tại địa phương. Dưới ánh đèn huỳnh quang chói lọi, một loạt các loại nệm đang bày ra trước mắt và không biết nên chọn loại nào. (Biến cố khởi đầu)

Những nhân viên bán hàng nhanh chóng đón khách, lôi kéo vợ chồng An mua một tấm đệm mút hoạt tính đầy đủ tính năng và chất lượng cao. (Bước ngoặt đầu tiên)

Với giá bán 50 triệu, nó đáng lẽ sẽ là chiếc nệm mang lại đỉnh cao của sự thoải mái. Nhưng không, An và Hoa thật sự thất vọng khi sử dụng nó. (Hành động gia tăng)

Thật không may, họ không thể trả lại chiếc nệm vì bên bán không có chính sách hoàn trả. Một trải nghiệm thật tệ hại. (Điểm giữa)

Sáng hôm sau, tại nơi làm việc, An đã chia sẻ câu chuyện của mình với Bảo. Họ vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn thân của nhau khi học đại học. Bảo giới thiệu cho bạn mình một đơn vị thiết kế và thi công nội thất chất lượng – On Home Asia. (Bước ngoặt thứ hai)

Bên bán nệm cũ vẫn chưa “buông tha” cho vợ chồng An. Họ bị đòi một khoảng phí vô lí từ trên trời rơi xuống. (Tiền khủng hoảng)

Thấy mọi chuyện sắp đi quá xa, An quyết định kiện nơi bán nệm đó và vạch mặt sự dối trá trong khâu bán hàng của họ. (Khủng hoảng)

Sau khi đã giải quyết êm đẹp, An và Hoa vẫn còn đang phân vân với giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm Visual Home và được tư vấn chi tiết, hai vợ chồng cũng an tâm phần nào. Kết quả là họ nhận được một phòng ngủ mới với thiết kế hiện đại, các đường nét đơn giản nhưng tinh tế và rất tương thích với nội thất hiện tại của toàn căn nhà. An và Hoa cảm thấy rất hài lòng. (Giải quyết)

2.2. Câu chuyện xây dựng thương hiệu

Bạn có biết rằng, Blue Ribbon Sports (BRS) – tiền thân của Nike – được hình thành từ lời nói dối của nhà đồng sáng lập Phil Knight?

Vào năm 1962, Phil Knight sắp tốt nghiệp trường Stanford. Ông đang tìm kiếm ý tưởng cho bài luận văn của mình. (Giới thiệu)

Vì là một vận động viên chạy đường dài của trường, Knight nảy ra ý tưởng nhập giày từ Nhật Bản với chất lượng tương đương Puma hay Adidas, vốn là hai hãng giày có tiếng thời đó. Ngoài ra, ý tưởng này còn bắt nguồn từ việc dòng máy ảnh Nhật Bản đang thay thế sự thống trị của máy ảnh Đức tại thị trường Mỹ. (Biến cố khởi đầu)

Knight hiểu rằng bản thân mình cần tận dụng ưu thế người Mỹ để kết nối với các nhà sản xuất Nhật Bản trước khi quá muộn, ông lên kế hoạch du lịch đến Nhật dù chẳng có kinh nghiệm gì về kinh doanh giày. (Bước ngoặt đầu tiên)

Phil Knight đến Nhật bản du lịch vào tháng 11 năm 1962. Tại thành phố Kobe, Knight tham quan một cửa hàng bán giày của Onitsuka Tiger. Chất lượng giày ở đây tốt đến nỗi ông đã quyết định nhập khẩu những đôi giày đó qua Mỹ. (Hành động gia tăng)

Mặc dù không có vốn, không có kinh nghiệm trong nghề, không có công ty và thậm chí là chẳng có một mối quan hệ nào, Knight đã tự giới thiệu mình là giám đốc của một hãng phân phối giày. Ông tự bịa ra cả tên công ty, sử dụng ưu thế người Mỹ của mình để đề nghị chủ hãng Onitkasu cho mình được trở thành người đại diện nhãn hàng tại Mỹ. (Điểm giữa)

Thật may mắn và cũng đầy trớ trêu, lời đề nghị của ông được chấp thuận. Dù cho thực tế Knight hoàn toàn tay trắng, còn Onitsuka Tiger thì chẳng màng đến thị trường quốc tế. (Bước ngoặt thứ hai)

Năm 1963, Phil Knight có được lô hàng 12 đôi giày đầu tiên được nhập từ Nhật Bản. Ông rao bán chúng trên chiếc xe của mình tại bất cứ đường chạy thể thao nào mà ông có thể đến đó. Knight đối diện với thất bại đầu tiên của mình. (Khủng hoảng)

Sau khi thấy được hình thức kinh doanh này chẳng đi đến đâu, Knight tìm đến lời khuyên của Bill Bowerman. Đây là người dẫn dắt Knight ở trường đại học, cũng như khá nổi tiếng trong giới thể thao khi huấn luyện cho các vận động viên Olympic.

Sau khi được Phil Knight giới thiệu, Bowerman rất thích những đôi giày Nhật Bản này. Ông ngỏ ý cộng tác và Blue Ribbon Sports (BRS) – tiền thân của Nike – đã ra đời vào tháng 1 năm 1964. Hãng đặt mua 300 đôi giày với toàn bộ khoản tiền 1.000 USD.

Từ những mối quan hệ của Bowerman, chuyến hàng đầu tiên của BRS bán hết trong vòng 3 tháng. BRS đạt doanh số 8.000 USD trong năm đầu tiên. Một năm sau, doanh thu đạt mức 20.000 USD và bắt đầu mở các chi nhánh kinh doanh. (Giải quyết)

3. Khi nào người viết nên sử dụng cấu trúc 3 hồi?

Cấu trúc 3 hồi là một trong những công cụ hiệu quả nhất và là nền tảng vững chắc để xây dựng kịch bản. Câu chuyện xuất sắc có thể tuân thủ cấu trúc 3 hồi, nhưng câu chuyện có cấu trúc 3 hồi chưa hẳn đã chất lượng.

Suy cho cùng đây cũng chỉ là một công thức, một cách để suy nghĩ về một câu chuyện và nó không phải là thành tố duy nhất quyết định diện mạo của toàn bộ chuyện kể. Vì vậy người viết không nên cảm thấy bị hạn chế khi sáng tạo nội dung.

Có thể kịch bản tuân theo cấu trúc 3 hồi với biến cố khởi đầu, điểm giữa hay khủng hoảng được sắp đặt chính xác nhưng lại có quá trình xây dựng không thuyết phục, thiếu điểm nhấn cũng sẽ làm câu chuyện đi xuống rất nhiều.

Lợi ích của việc sử dụng cấu trúc ba hồi là nó sẽ giúp đảm bảo rằng mọi cảnh bắt đầu và kết thúc đều có mục đích và hướng đi rõ ràng. Mặt khác bởi nó là một luật lệ nên tất nhiên nó sẽ bị phá vỡ. Trên thực tế có rất nhiều bộ phim hoàn toàn không tuân thủ cấu trúc 3 hồi nhưng vẫn đạt được những thành công rực rỡ.

Nguồn: Tổng hợp

Trên đây là một số chia sẻ về cấu trúc 3 hồi trong storytelling. Cấu trúc nào sẽ được trình làng tiếp theo? Mời các bạn cùng đón đọc ở những bài viết sắp tới nhé.

Nếu bạn đã bỏ lỡ hai bài viết về các cấu trúc câu chuyện công thức Storytelling? Hãy nhấp vào đây để theo dõi bài viết nhé.

Bạn muốn hiểu rõ sức mạnh của Storytelling trong chiến lược marketing là gì? Đừng ngần ngại đăng ký ngay khóa học “STORYTELLING – Liều thuốc tiên cho marketing BẤT ĐỘNG SẢN” để khám phá những kiến thức đầy đủ nhất về dạng tiếp thị này nhé! 

Storytelling cho marketing bất động sản

Liên hệ HOTLINE để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ