Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

10 Kỹ Năng Quản Lý Đội Nhóm Quan Trọng Nhà Lãnh Đạo Cần Có

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, một nhà lãnh đạo không chỉ giới hạn trong điều hành công việc cá nhân mà còn phải giữ vai trò quản lý đội nhóm. Quản lý đội nhóm không chỉ đơn giản là việc chỉ đạo hay giám sát, mà nó còn đòi hỏi ở các nhà lãnh đạo tính linh hoạt và những kỹ năng đặc biệt. Qua bài viết này, Homenext Academy gợi ý đến bạn 10 kỹ năng quản lý đội nhóm nhà lãnh đạo cần có.

Nhận ngay Cẩm nang kiến thức Quản lý HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ từ HomeNext Academy

Cẩm nang kiến thức Quản lý

1. Top 10 kỹ năng quản lý đội nhóm mà nhà lãnh đạo cần có 

1.1 Không giữ tư tưởng mình là người quản lý đội nhóm

Thay vì đặt mình ở vị trí cao hơn, một nhà lãnh đạo thành công luôn hiểu rằng mình là một thành viên trong đội nhóm, sẵn sàng học hỏi và hỗ trợ các thành viên khác. Việc không giữ cho mình tư tưởng là nhà quản lý đội nhóm đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra một môi trường cởi mở thân thiện. Nhà lãnh đạo không chỉ là người phân việc mà còn là người mang tâm thế sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ. Qua đó, cho thấy bạn sẽ là mở cánh cửa “rào cản” với thành viên trong đội nhóm cho sự sáng tạo và đóng góp từ đội nhóm của mình. 

Một trong những người không xem mình là người quản lý có thể kể đến là Mahatma Gandhi. Là người lãnh đạo phong trào độc lập ấn độ đánh đuổi đế quốc Anh vào thế kỷ 20, nhưng ông luôn coi mình là một nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ. Ông luôn tôn trọng và hướng dẫn người dân bằng việc gương mẫu thay vì ra lệnh. Từ đó có thể thấy rằng, người dân rất yêu quý ông vì ở Gandhi không tồn tại tư tưởng là người quản lý.

Mahatma Gandhi – Người lãnh đạo phong trào độc lập Ấn Độ đánh đuổi đế quốc Anh vào thế kỷ 20 (Nguồn: Sưu tầm)

1.2 Công khai, minh bạch

Tính công khai, minh bạch là một điều vô cùng quan trọng, khi bạn quản lý đội nhóm. Hãy đảm bảo rằng, bạn luôn là người công khai khi giao việc, chia sẻ thông tin, kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, đảm bảo những quyết định của mình luôn mang tính trung thực, không bao che, hay ẩn giấu. Điều này giúp cho thành viên trong đội nhóm đều biết về mục tiêu và kế hoạch chung giúp tạo ra sự đồng thuận, tạo dựng niềm tin, đồng thời khuyến khích sự trung thực và trách nhiệm từ tất cả các thành viên.

1.3 Trao quyền

Hơn ai hết, tất nhiên nhà quản lý sẽ biết rõ năng lực và mức độ kinh nghiệm của các thành viên trong đội nhóm của mình. Trao quyền tức là chuyển giao vai trò và trách nhiệm cho các thành viên trong đội nhóm, giúp tăng cường tính tự chủ, sáng tạo và trách nhiệm cho thành viên.

Bên cạnh đó, trao quyền còn giúp phân phối công việc một cách hiệu quả, tận dụng tối đa và năng lực của các thành viên. Song song đó, khuyến khích sự tham gia và trách nhiệm của mỗi thành viên đối với mục tiêu và nhiệm vụ chung của toàn đội nhóm. Đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, nơi mà mọi người thấy được vai trò của thành viên được đánh giá cao.

1.4 Lắng nghe và giao tiếp hiệu quả

Lắng nghe tập trung vào thành viên để hiểu và đồng cảm với quan điểm của họ sẽ khiến cho thành viên luôn cảm thấy mình là người được trân trọng. Kỹ năng này giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về ý kiến cũng như quan điểm của thành viên trong đội nhóm. Bằng cách lắng nghe này, nhà quản lý sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích sự chia sẻ góp phần vào tạo động lực cho thành viên và nâng cao được hiệu suất công việc.

Với tư cách là nhà quản lý đội nhóm, mục tiêu quan trọng là giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả mang tính nhất quán và hiệu quả nhất với các chiến lược tổng thể của công ty. Để đạt được điều này, nhà quản lý cần giao tiếp một cách hiệu quả, nêu lên một cách chi tiết về quy trình, mục tiêu cụ thể mà nhóm cần đạt được. Trở thành một người giao tiếp hiệu quả, nhà quản lý có thể tránh được sự nhầm lẫn và những xung đột không đáng có.

Có thể thấy, Steve Jobs là một doanh nhân áp dụng hiệu quả kỹ năng này, ông luôn toàn tâm toàn ý để nhân viên tham gia vào quá trình quyết định, trong các buổi họp ông thường xuyên đóng vai trò hướng dẫn và điều phối để lắng nghe ý kiến và ý tưởng mới từ các thành viên.

1.5 Cởi mở, cải tiến liên tục

Hôm nay bạn là một nhà quản lý, có thể bạn hơn các thành viên trong đội nhóm của mình về kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng chưa chắc về sau bạn sẽ mãi là người có năng lực cao hơn các thành viên trong đội nhóm của bạn. Vì thế, hãy giữ cho mình một tâm thế cởi mở và học hỏi từ tất cả mọi người, đừng cho rằng mình là người quản lý thì không cần phải học hỏi từ người khác, mà trái lại mỗi ngày học từ một người một ít sẽ giúp bạn đa dạng hóa kỹ năng, kiến thức ngày một hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó, hãy luôn nghĩ rằng bạn luôn đi lên phía trước chứ không thể đi lùi về sau, một ngày nào đó những kiến thức của bạn có sẽ trở nên không tương thích với thời đại vì thế phải cải tiến và cập nhập liên tục.

1.6 Quản lý hiệu suất và thiết lập mục tiêu

Quản lý hiệu suất và thiết lập mục tiêu là hai yếu tố quan trọng trong quản lý đội nhóm. Đảm bảo rằng, bạn luôn theo dõi và đánh giá hiệu suất của từng thành viên, cung cấp phản hồi xây dựng và hỗ trợ phát triển cá nhân. Thiết lập mục tiêu để xác định kết quả cụ thể, đo lường được và thông báo rõ ràng cho đội nhóm. Điều này giúp định hướng rõ mục tiêu và hướng đi của nhóm để điều chỉnh cho phù hợp, theo dõi được tiến trình, cũng như tạo động lực và cam kết trách nhiệm trong tổ chức.

1.7 Xây dựng văn hóa đội nhóm tích cực

Xây dựng văn hóa đội nhóm tích cực là quá trình quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đạt được thành công bền vững. Điều này đòi hỏi sự tôn trọng, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong đội nhóm. Điều này giúp xác định giá trị cốt lõi, khuyến khích sự phối hợp và sáng tạo, và tạo một không gian vui vẻ và động lực. Khi đội nhóm phát triển một văn hóa tích cực, mỗi thành viên sẽ cảm thấy hài lòng, đóng góp và phát triển cá nhân, và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc.

Văn hóa đội nhóm tích cực tạo ra môi trường mang lại hiệu quả công việc cao (Nguồn: Sưu tầm)

1.8 Quản lý cảm xúc và giải quyết xung đột

Quản lý cảm xúc là một nghệ thuật, cần nhận biết và điều chỉnh cảm xúc cá nhân một cách khôn ngoan. Điều này giúp duy trì sự bình tĩnh và tự tin trong quá trình giải quyết xung đột. Khi xảy ra xung đột, sự lắng nghe và thấu hiểu mọi quan điểm và sự quan tâm của các thành viên là một điều cực kỳ quan trọng. Việc tạo ra một không gian an toàn và áp dụng các phương pháp giải quyết xung đột xây dựng, sẽ giúp đội nhóm tìm ra các giải pháp hài hòa và tạo môi trường làm việc tích cực.

1.9 Ra quyết định

Khi đối diện với một tình huống quan trọng, quyết định giúp định hình và truyền đạt mục tiêu của nhóm . Hơn nữa, bằng cách xác định hướng đi chung, sẽ đảm bảo rằng các thành viên luôn đồng lòng và hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, sự linh hoạt, nhạy bén trong quá trình ra quyết định giúp nhóm vượt qua các trở ngại và đi đến mục tiêu nhanh hơn.

Nâng cao kỹ năng quản lý với khóa đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy. Nhanh tay đăng ký NGAY HÔM NAY!Đăng ký ngay Dịch vụ đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy

1.10 Đưa ra góp ý và nhận phản hồi

Với tư cách là nhà quản lý, sự thoải mái chia sẻ những góp ý sẽ mang tính xây dựng với nhóm để giúp họ phát triển và đạt được mục tiêu. Đồng thời, việc nhận phản hồi cũng là một cách tuyệt vời để bạn phát triển với tư cách là người quản lý nhóm. Vì thế, nếu có thể, hãy cố gắng thực hiện các buổi phản hồi trực tiếp để giảm thiểu bất kỳ thông tin sai lệch tiềm ẩn nào mà còn tạo ra một môi trường thân thiện và gần gũi.

Có thể thấy rằng, Jeff Bezos đã xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tập trung vào việc đưa ra góp ý và nhận phản hồi. Để thực hiện cho ý tưởng này ông đã tạo ra một hệ thống nội bộ tên là “Door Desk” cho phép bất kỳ nhân viên nào cũng có thể gửi email trực tiếp đến ông khi có ý kiến hoặc ý tưởng mới. Ông cũng khuyến khích khách hàng đưa ra góp ý và nhận lại phản hồi qua hệ thống trang web, dịch vụ khách hàng của Amazon. Điều này góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, cải tiến và phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp của ông.

Jeff Bezos – Người sáng lập công ty công nghệ đa quốc gia Amazon ( Nguồn: Sưu tầm)

2. Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý 

2.1 Đánh giá lại các kỹ năng hiện tại của bản thân

Đánh giá lại các kỹ năng hiện tại của bản thân là bước nhìn nhận lại các điểm mạnh và điểm yếu cần cải thiện. Hãy đặt ra hàng loạt câu hỏi về các kỹ năng hiện tại của mình ví dụ như:

  • Về kỹ năng giao tiếp: Bạn có khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và hiệu quả? Bạn có thể lắng nghe và hiểu người khác? 
  • Về kỹ năng lãnh đạo: Bạn có khả năng hướng dẫn và tạo động lực cho đội nhóm? Bạn có thể định hướng và tận dụng tài năng của người khác? 
  • Về kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Bạn có khả năng phân tích tình huống và tìm ra giải pháp sáng tạo? Bạn có thể xác định rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục vấn đề?

Hãy trung thực và đánh giá lại các kỹ năng của bản thân để có lộ trình phát triển bản thân phù hợp.

2.2 Đặt mục tiêu và phát triển bản thân

Phát triển bản thân là quá trình không ngừng để nâng cao khả năng và đạt được thành công. Để đạt được điều này, bạn nên đặt mục tiêu cụ thể và tạo kế hoạch hành động để tiến tới. Có thể ví dụ cụ thể như:

  • Liên tục học tập và rèn luyện kỹ năng, tận dụng cơ hội để gặp gỡ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. 
  • Xây dựng mạng lưới xã hội và tận dụng cơ hội để mở rộng mối quan hệ. 
  • Tự đánh giá tiến bộ và điều chỉnh kế hoạch theo hướng đúng hơn. 
  • Kiên nhẫn và quyết tâm trên con đường này, nhằm đạt được sự thành công và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

2.3 Lắng nghe và nhận phản hồi từ người khác

Lắng nghe tích cực và nhận phản hồi từ người khác là một kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển bản thân. Bằng cách lắng nghe chân thành và mở lòng, bạn có thể học hỏi từ ý kiến và kinh nghiệm của người khác để cải thiện và phát triển.

 Khi nghe người khác, hãy tập trung hoàn toàn vào họ và cố gắng hiểu ý kiến của họ. Hãy lắng nghe không chỉ những gì được nói mà còn cả cảm xúc và suy nghĩ đằng sau. Tránh đánh giá hoặc phê phán ngay lập tức, mà hãy để tâm trí mở để tiếp thu thông tin một cách khách quan.

Sau khi nghe, hãy cảm ơn người khác vì phản hồi của họ và xem đó là một cơ hội để phát triển. Hãy chấp nhận phản hồi một cách xây dựng và trân trọng ý kiến của người khác và nếu được hãy áp dụng những phản hồi đó vào việc cải thiện bản thân nếu nó phù hợp.

2.4 Tập trung vào các kỹ năng cụ thể

Thay vì lan man cho các kỹ năng của một nhà quản lý, hãy tự vạch ra kế hoạch cho mình vào các kỹ năng cụ thể mà bạn cảm thấy chưa tốt. Nếu gặp khó khăn trong việc giao việc hãy tham gia khóa học, tìm kiếm tài liệu hướng dẫn hiệu quả. Tránh lan man quá nhiều mất thời gian mà chưa cải thiện được các kỹ năng đang gặp vấn đề.

>>> Xem thêm: 10 Bước Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Hiệu Quả Cho Nhà Quản Lý 

3. Kết luận

Quản lý đội nhóm hiệu quả là một điều cực kỳ quan trọng nó không chỉ tăng cường động lực cho các thành viên mà còn ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. HomeNext Academy hi vọng từ những chia sẻ của bài viết sẽ giúp các bạn phát huy tối ưu và cải thiện được kỹ năng quản lý giúp cho đội nhóm của bạn ngày càng phát triển và bền vững hơn.

Trí tuệ cảm xúc là một phạm trù rộng lớn cần có những bước tìm hiểu chuyên sâu. Nếu bạn là nhà lãnh đạo thực sự quan tâm đến yếu tố này, đừng ngần ngại ĐĂNG KÝ NGAY bộ tài liệu Ebook “3 Cuốn Sách Hay Về Trí Tuệ Cảm Xúc” tại HomeNext Academy để cập nhật và tích lũy kiến thức đầy đủ nhất về sức mạnh này nhé!

Ebook về trí tuệ cảm xúc

Liên hệ HOTLINE 0903 140 768 để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ