Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

Lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực

Tại Sao Nhà Quản Lý Cần Lắng Nghe Tích Cực Trong Huấn Luyện (Coaching)?

Hiện nay, việc huấn luyện (coaching) đang trở thành một công cụ mạnh mẽ để phát triển các kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự. Và một trong những trọng tâm của coaching là lắng nghe tích cực, một kỹ năng cơ bản nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho nhà quản lý thúc đẩy sự thay đổi tốt hơn trong nội bộ doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng HomeNext Academy tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Nhận ngay Cẩm nang kiến thức Quản lý HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Cẩm nang kiến thức Quản lý

Thế nào là lắng nghe tích cực?

Lắng nghe tích cực (Active Listening) là lắng nghe có ý thức, một kỹ thuật giao tiếp liên quan đến việc tương tác toàn diện giữa người nói với người nghe. Việc tương tác này được thể hiện thông qua lời nói và cả những hành động phi ngôn ngữ với mục đích giúp người nghe hiểu rõ thông điệp được truyền tải. 

Trong một buổi huấn luyện, lắng nghe có ý thức có vai trò quan trọng vì nó là nền tảng để xây dựng mối quan hệ giữa người coaching, đội ngũ nhân viên hay học viên… Khi phát huy tốt kỹ năng này, nhà quản lý sẽ không chỉ thể hiện được nội dung cần huấn luyện mà còn chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc của đội ngũ trong buổi coaching đó. 

Tóm lại, việc rèn luyện tốt kỹ năng lắng nghe tích cực khi huấn luyện (coaching) sẽ giúp nhà quản lý hiểu sâu hơn về nhu cầu, mối quan tâm và nguyện vọng của đội ngũ. Từ đó tạo ra một môi trường cởi mở, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. 

Lợi ích của kỹ năng lắng nghe tích cực trong huấn luyện (coaching)

1. Xây dựng niềm tin và mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ

Xây dựng lòng tin và mối quan hệ giữa đội ngũ và quản lý thông qua coaching là kết quả quan trọng của việc lắng nghe tích cực. Kỹ năng này cũng sẽ giúp người quản lý chia sẻ cởi mở về những thách thức, nguyện vọng và điểm yếu của mình. 

Lắng nghe chủ động

Lắng nghe tích cực trong coaching tạo ra các mối quan hệ vui vẻ, hòa nhập (Nguồn: Sưu tầm)

Nhờ vào lắng nghe thấu cảm, đội ngũ sẽ hiểu rõ được tâm huyết mà người huấn luyện dành sự quan tâm đến họ. Và ngược lại, người được huấn luyện cũng sẽ thể hiện được sự đồng cảm, tôn trọng với người quản lý, thiết lập lòng tin và tạo nền tảng vững chắc trong mối quan hệ giữa hai bên. 

2. Tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu của đội ngũ

Lắng nghe tích cực trong khai vấn đóng một vai trò quan trọng giúp nhà quản lý thấu hiểu nhu cầu của đội ngũ nhờ đó đi sâu vào các động lực nâng cao hiệu quả công việc. 

Bằng cách chú trọng vào kỹ năng lắng nghe, nhà quản lý có thể điều chỉnh phương pháp coaching phù hợp với từng nhóm đối tượng để đảm bảo quá trình huấn luyện phù hợp với mục tiêu và có tác động tích cực đến tập thể. 

3. Tạo môi trường an toàn và hỗ trợ giúp đội ngũ thể hiện bản thân

Khi nhà quản lý thực hành việc tích cực lắng nghe sẽ khuyến khích người nghe chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của họ trong buổi coaching mà không sợ bị chỉ trích hoặc từ chối. 

Nhờ sự thể hiện tâm thế lắng nghe tập trung, nhà quản lý thúc đẩy cảm giác an toàn về tâm lý, đội ngũ cũng cảm thấy mình có quyền chủ động đưa ra quan điểm, suy nghĩ mặc cho đúng sai, được lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn.

4. Khuyến khích mọi người nâng cao khả năng tự nhận thức

Lắng nghe trong quá trình coaching còn đóng vai trò là chất xúc tác mạnh mẽ để thúc đẩy sự tự nhận thức. Bởi lẽ thông qua việc lắng nghe chăm chú, nhà quản lý cũng sẽ giúp đội ngũ hiểu rõ hơn về niềm tin, giá trị và động lực thể hiện của chính họ. 

Bằng cách phản hồi lại những lời nói và cảm xúc của người nghe, nhà quản lý hoàn toàn có thể khuyến khích đội ngũ khám phá ra các ưu nhược điểm của bản thân. Nhờ đó, bạn sẽ tìm ra những phương pháp thích hợp để truyền động lực nâng cao, cải thiện hiệu quả công việc cho nhân viên.

5. Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, từ tư duy biết lắng nghe, khả năng giải quyết vấn đề của một người sẽ được củng cố và còn giúp họ tự tin hơn trong việc thực hiện các hành động ra quyết định. 

Kỹ năng lắng nghe chủ động này đóng vai trò là nguồn động lực để nhà quản lý truyền lại cho đội ngũ khả năng tự mình vượt qua thử thách, đưa ra những lựa chọn hợp lý để đạt được kết quả mong muốn.

Và nếu bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, hãy ĐĂNG KÝ khóa đào tạo kỹ năng mềm về giao tiếp và lắng nghe cho cá nhân tại HomeNext Academy ngay hôm nay nhé!

New call-to-action

4 phương pháp rèn luyện lắng nghe tích cực trong khai vấn

1. Giao tiếp bằng ánh mắt và sử dụng ngôn ngữ cơ thể 

Sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng mắt khi khai vấn sẽ giúp nhà quản lý thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với đội ngũ. Ánh mắt sẽ giúp người coaching quan sát và phát hiện ra được cảm xúc của người nghe xem họ có đang thực sự tập trung vào nội dung hay đang cảm thấy nhàm chán, ngáp ngắn ngáp dài.

Bên cạnh đó, ánh mắt cùng với ngôn ngữ cơ thể thích hợp, chẳng hạn như một cái gật đầu, nghiêng người hoặc các tư thế trò chuyện cởi mở như mỉm cười, chuyển động tay chân sẽ củng cố thêm cảm giác gần gũi cho người nghe, giúp tương tác hiệu quả hơn giữa đôi bên.

2. Lắng nghe không phán xét

Không phải ai cũng có khả năng lắng nghe, thấu hiểu người khác. Thêm vào đó, lắng nghe mà không phán xét còn là việc khó hơn nhiều lần. Không phán xét có nghĩa là không đề cập đến việc đưa ra các nhận xét tiêu cực trước ý kiến người khác, kể cả quan điểm của bạn hợp lý hơn đi chăng nữa.

Vấn đề này còn liên quan đến kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Trong một buổi coaching, nếu nhà quản lý luôn trong tâm thế phản ứng gay gắt thì bạn chỉ đang thật sự tập trung để phán xét đội ngũ của mình thay vì lắng nghe những gì họ đang chia sẻ. Bởi vì mỗi người sẽ có một góc nhìn, một quan điểm khác nhau khi tiếp nhận một vấn đề nào đó. Do đó, dù là người truyền đạt kiến thức, bạn cũng nên tập trung vào những gì người học đang nói để có thể hiểu thêm về họ.

3. Đặt các câu hỏi mở 

Khi đã thực hiện được kỹ năng lắng nghe mà không phán xét, đặt câu hỏi mở là một kỹ thuật hiệu quả thường được sử dụng tiếp theo. Câu hỏi mở sẽ tạo ra một chuỗi nội dung phản biện giúp mổ xẻ vấn đề dưới nhiều góc độ hơn so với những câu hỏi “Có/ Không” đơn giản. 

Khi biết cách đặt câu hỏi mở, nhà quản lý sẽ khuyến khích người nghe khám phá bản thân, tư duy phản biện với tầm nhìn rộng hơn. Với câu hỏi mở, nhà quản lý khuyến khích nhân viên, người được huấn luyện trả lời theo suy nghĩ cá nhân của mình.

Lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp

Đặt câu hỏi mở và khuyến khích người nghe chia sẻ quan điểm cá nhân (Nguồn: Sưu tầm)

Trường hợp có những bạn rụt rè, ngại trả lời, đôi khi chỉ điểm lại là cách tốt nhất nhằm rèn luyện sự tự tin cho họ qua thời gian. Bằng cách này, huấn luyện viên cho học viên thấy họ sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến học viên trao đổi, trao quyền cho người nghe khai thác trí tuệ và khám phá con đường độc đáo hướng tới sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

4. Không ngừng học hỏi và thực hành trong giao tiếp hằng ngày

Những nhà quản lý tận tâm với kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ hiểu tầm quan trọng của việc luôn cập nhật các kỹ thuật mới và các phương pháp hay nhất trong lĩnh vực này. Do đó, bạn nên tích cực tìm kiếm cơ hội học tập, chẳng hạn như tham dự hội thảo, hội nghị hoặc hội thảo website tập trung vào giao tiếp và huấn luyện để học hỏi từ các chuyên gia cũng như rèn luyện khả năng lắng nghe cho bản thân. 

Ngoài ra, nhà quản lý có thể tham gia các khóa học để lấy các chứng chỉ chuyên nghiệp hoặc các chương trình đào tạo nâng cao để hiểu sâu hơn về lắng nghe tích cực và ứng dụng của nó trong coaching. 

Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết là bạn cần kết hợp lắng nghe chủ động trong cả giao tiếp hàng ngày, thực hành mọi lúc, mọi nơi dù chỉ là trong các cuộc giao tiếp đơn giản với người thân quen. Đối với giao tiếp ngoài xã hội, người quản lý tích cực lắng nghe sẽ cải thiện được các mối quan hệ, thúc đẩy giao tiếp hiệu quả và kết nối môi trường cá nhân và nghề nghiệp. 

Kết luận

Tóm lại, trong huấn luyện (coaching) hay bất kỳ hoạt động giao tiếp nào khác, lắng nghe tích cực đóng một vai trò quan trọng như một công cụ mạnh mẽ để xây dựng lòng tin và tạo dựng các quan hệ kết nối bền vững. Bằng cách nắm bắt sức mạnh từ 4 phương pháp lắng nghe tích cực, HomeNext Academy hy vọng các nhà quản lý có thể thực sự tạo ra sự khác biệt lớn trong các mối quan hệ cuộc sống, công việc, coaching, tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình hướng tới thành công của mình.

Bên cạnh việc rèn luyện để trở thành một Nhà quản lý xuất sắc, bạn còn cần trang bị thêm một kỹ năng quan trọng nữa đó là Trí tuệ cảm xúc – một nhân tố tạo ra mối quan hệ bền chặt giữa bạn và đội nhóm của mình. Đừng ngần ngại ĐĂNG KÝ NGAY bộ tài liệu Ebook “3 Cuốn Sách Hay Về Trí Tuệ Cảm Xúc” tại HomeNext Academy để cập nhật và tích lũy nhiều kiến thức đầy đủ nhất về sức mạnh này nhé!

Ebook về trí tuệ cảm xúc

Liên hệ HOTLINE để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ