Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

Risk Management: 7 bước quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp SMEs
Risk Management: 7 bước quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp SMEs

Risk Management: 7 Bước Quản Lý Rủi Ro Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp SMEs

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng biến động và khó lường, quản lý rủi ro đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Để đảm bảo tính linh hoạt, ổn định và bền vững, doanh nghiệp cần có các giải pháp phòng tránh rủi ro. Qua bài viết dưới đây, HomeNext Academy sẽ gợi ý đến bạn 7 bước quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp SMEs.

Nhận ngay Cẩm nang kiến thức Quản lý HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Cẩm nang kiến thức Quản lý

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, quản lý rủi ro đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp SMEs. Một số vai trò của quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp:

– Bảo vệ tài sản và nguồn lực: Quản lý rủi ro giúp doanh nghiệp xác định và bảo vệ tài sản, nguồn lực, và các yếu tố quan trọng khác khỏi những rủi ro tiềm ẩn như thâm hụt ngân sách, nhân viên nghỉ việc,…

– Tối ưu hóa thời cơ: Không chỉ giảm thiểu thách thức tiềm ẩn, quản lý rủi ro còn giúp doanh nghiệp bạn nhận biết được những cơ hội. Từ đó tận dụng, chuyển hóa rủi ro thành cơ hội để bứt phá, thành công.

– Bảo đảm ổn định tài chính doanh nghiệp: Quản lý tốt các rủi ro tài chính giúp giảm ảnh hưởng của các sự việc không mong muốn đối với ngân sách của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ bảo đảm sự ổn định về nguồn vốn và khả năng chi trả nợ.

– Duy trì uy tín và hình ảnh thương hiệu: Đối phó với rủi ro bằng các chính sách hợp lý, doanh nghiệp sẽ bảo vệ, giữ vững uy tín và hình ảnh thương hiệu. Sự quản lý tốt trong khi đối mặt với khó khăn cũng có thể tăng cường lòng tin của khách hàng và đối tác đối với bạn. 

– Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Quản lý rủi ro còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, luật lệ của ngành và nhà nước, từ đó tránh được các hậu quả pháp lý có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

– Đưa ra các quyết định chiến lược chính xác: Nhìn nhận rủi ro từ góc độ chiến lược giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác. Khi đã xác định và đánh giá được rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch thực hiện các chiến lược ngắn hạn và dài hạn sao hợp lý, có lợi nhất cho mình.

– Tạo sự chủ động trước biến động môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh còn được xem là thương trường khốc liệt, nơi doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều biến động, thách thức. Thay vì bị động, trở tay không kịp, bạn sẽ có những phương pháp quản lý rủi ro đã chuẩn bị trước và kiểm soát chúng để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn.

Các rủi ro thường gặp của doanh nghiệp SMEs

Các doanh nghiệp SMEs thường là những doanh nghiệp Startup, có nguồn vốn và nhân lực khan hiếm, do đó thường khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hay có tên tuổi khác, thậm chí phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau. Dưới đây là một số rủi ro phổ biến mà các doanh nghiệp SMEs thường gặp phải như sau:

Những rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp SMEs

Những rủi ro thường gặp của doanh nghiệp SMEs (Nguồn: Sưu tầm)

  • Rủi ro tài chính

Tài chính vốn là yếu tố giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp SMEs thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nguy cơ thiếu vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và phát triển công ty.

Ngoài ra, vấn đề tín dụng cũng quan trọng không kém. Tình trạng nợ nhiều, nợ xấu cũng có thể tạo ra áp lực tài chính, đặt ra những áp lực khả năng thanh toán để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Hay cả rủi ro về lãi suất, rủi ro tỷ giá cũng là một trong những vấn đề đau đầu của hầu hết các doanh nghiệp. Xảy ra khi các khoản vay tăng cao lên so với lãi suất dự tính, tỷ giá ngoại tệ biến động gây lỗ với mức độ tùy theo lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp sử dụng.

  • Rủi ro thị trường

Thị trường là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Sự biến động của giá cả hàng hóa, sự cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp đã đặt ra thách thức về giá và chất lượng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của nhiều SME, từ đó ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

  • Rủi ro nhân sự

Nhân sự là một trong những yếu tố then chốt của doanh nghiệp, đặc biệt việc biến động số lượng nhân viên tác động rất lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số rủi ro nhân sự có thể xảy ra như: Sự mất mát nhân viên chủ chốt, tranh chấp lao động hay đình công đều có nguy cơ làm gián đoạn quá trình sản xuất tại doanh nghiệp bạn.

  • Rủi ro năng lực kinh doanh

Xảy ra khi doanh nghiệp thiếu năng lực về nhân lực, trình độ kỹ thuật, kiến thức về thị trường, những nhân tố này tạo nên những rủi ro cho doanh nghiệp, gây giảm năng lực sản xuất – kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Rủi ro pháp lý 

Một rủi ro rắc rối nhất mà không doanh nghiệp nào muốn – vấn đề về pháp lý. Nó có thể là do doanh nghiệp bị vi phạm quy định pháp luật, sự thay đổi trong chính sách kinh doanh hoặc thuế,… Nếu vi phạm những chính sách này, doanh nghiệp có thể ảnh  bị hưởng về lợi nhuận, kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp hay thậm chí là mất danh tiếng.

  • Rủi ro môi trường

Cuối cùng là rủi ro môi trường, thường rất khó lường vì nó là yếu tố thuộc về tự nhiên. Rủi ro môi trường có thể kể đến là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… Những rủi ro này luôn là mối đe dọa bất ngờ, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thành phẩm trên thị trường của doanh nghiệp.

Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, hãy đăng ký ngay dịch vụ đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy NGAY HÔM NAY.

Đăng ký ngay Dịch vụ đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy

7 bước quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp SMEs

Khi nắm vững được những rủi ro mà chúng ta có thể gặp phải, giai đoạn tiếp theo là lúc các doanh nghiệp SMEs cần lên kế hoạch để phòng ngừa và quản lý rủi ro. Như đã đề cập trước đó, SMEs thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các công ty lớn: thiếu nhân lực, hạn chế kiến thức, thiếu vốn,… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể một quy trình quản lý rủi ro hợp lý cho doanh nghiệp của mình một cách đơn giản và hiệu quả, chỉ bằng việc ứng dụng 7 bước sau đây:

1. Xác định và đánh giá rủi ro

Đây là bước tiền đề và quan trọng nhất. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến các loại rủi ro ở phần trước là nhằm giúp cho doanh nghiệp tập trung trước tiên vào việc xác định và liệt kê tất cả các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Đó là các yếu tố bao gồm rủi ro tài chính, thị trường, nhân sự và nhiều yếu tố khác. 

Đối với bước này, bạn có thể sử dụng phối hợp các công cụ như: bản đồ quy trình, biểu đồ xương cá – fishbone diagrams, cây quyết định hoặc phân tích SWOT để xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.

Sau đó, bạn tiến hành đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro. Việc làm này giúp bạn có thể xác định đâu là rủi ro dễ xảy ra nhất và phát triển các biện pháp ứng phó. 

Có 2 phương pháp đánh giá rủi ro mà các doanh nghiệp SMEs nên sử dụng là theo phân tích định tính và định lượng:

  • Phương pháp định tính

Như một công cụ loại trừ ban đầu để xác định các rủi ro. Phương pháp này thường đánh giá qua một ma trận, trong đó các rủi ro được biểu diễn ở nhiều mức độ khác nhau, thông qua việc kết hợp xác suất xảy ra và hậu quả nếu có. Mô hình bản đồ rủi ro là ma trận thường được dùng nhất.

Ma trận quản lý rủi ro thường dùng tại các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường quản lý rủi ro bằng mô hình bản đồ rủi ro (Nguồn: Sưu tầm)

  • Phương pháp định lượng: 

Thường được sử dụng để phân tích sâu hơn các rủi ro qua những con số, dữ liệu thống kê. Một số công cụ thường sử dụng để lượng hóa rủi ro như phân tích xác suất, phương pháp đồ thị, phân tích quan hệ,…

2. Phân loại và ưu tiên rủi ro

Qua quá trình nhận diện và đánh giá, tiếp theo bạn hãy tiến hành phân loại và ưu tiên rủi ro để có thể chủ động trước những biến cố xảy ra với doanh nghiệp. Bạn có thể dựa vào bản chất, nguồn gốc, mức độ tác động đến doanh nghiệp mà phân loại rủi ro thành từng nhóm phù hợp để dễ dàng quản lý hơn.

Để đưa ra mức độ ưu tiên đối với từng rủi ro, nhà quản lý thông thường sẽ xem xét qua 3 câu hỏi:

– Khả năng sẽ xảy ra của rủi ro này?

– Biến cố này sẽ diễn biến ra sao?

– Hậu quả mà biến cố sẽ tác động lên doanh nghiệp?

Khi xác định được mức độ ưu tiên rủi ro, nhà quản lý sẽ đối chiếu với hoàn cảnh của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn đánh giá được đâu là rủi ro nghiêm trọng nhất, cần phải xử lý ngay.

3. Phát triển kế hoạch quản lý rủi ro

Sau khi phân loại và ưu tiên rủi ro, việc tiếp theo là phát triển một kế hoạch quản lý rủi ro hoàn chỉnh. Chúng ta có thể chia rủi ro thành 2 giai đoạn: trước và khi xảy ra. Tùy theo từng trường hợp, doanh nghiệp sẽ xây dựng các phương án xử lý khác nhau. 

– Phát triển biện pháp phòng ngừa trước sự cố

Bằng cách xây dựng một kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp hãy định rõ cách thức và các biện pháp cụ thể để ngăn chặn, giảm nhẹ hoặc loại bỏ các yếu tố gây rủi ro. Về phòng ngừa rủi ro, nhà quản lý có thể xử lý vấn đề theo 4 cách sau:

+ Phòng tránh: Lập kế hoạch tương ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nếu phát hiện ra vấn đề, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thay đổi kế hoạch ngay. 

+ Chuyển giao: Chuyển đổi một rủi ro (hoặc một phần rủi ro) cho một nhóm hoặc đơn vị có chức năng xử lý, có thể là công ty bảo hiểm hay các bên liên quan khác.

+ Giảm nhẹ: Doanh nghiệp có thể đào tạo nâng cao trình độ nhân sự, chủ động đổi mới công nghệ, cải thiện quy trình làm việc và luôn theo dõi biến động của thị trường để giảm nhẹ tác động của chúng. 

+ Chấp nhận rủi ro: Giả sử rủi ro xấu nhất chắc chắn xảy ra và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Không còn cách nào khác, nhà quản lý sẽ vạch ra các khoản chi phí cần thiết ứng phó trực tiếp với biến cố.

Lên kế hoạch quản lý rủi ro rõ ràng, chi tiết

Lập kế hoạch hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

– Phát triển biện pháp ứng phó khi sự cố xảy ra

Đến giai đoạn phải chấp nhận các rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp tiến hành xác định các biện pháp để sống cùng và giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro, bảo vệ hoạt động kinh doanh và tăng cường khả năng phục hồi. Các kế hoạch ứng phó nên được thiết lập tiết kiệm nhất có thể. 

Trong trường hợp này, nhà quản lý cần có một quy trình làm việc như sau:

+ Chuẩn bị các nguồn tài liệu liên quan để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

+ Liệt kê danh sách những thành viên có liên quan. Khi sự cố xảy ra, bạn sẽ liên hệ đến những người này trong trường hợp cần giải quyết vấn đề.

+ Lập kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề. Có lựa chọn thay thế nào có thể đề xuất hoặc thêm tính linh hoạt vào kế hoạch dự phòng hiện tại không?

+ Theo dõi các yếu tố gây nên rủi ro.

4. Xác định rõ trách nhiệm

Sau khi có một kế hoạch hoàn chỉnh nhất, bạn hãy phân công các công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận phòng ban, từng người trong doanh nghiệp. Việc xác định rõ ràng người phụ trách quản lý rủi ro đặt ra một cơ sở vững chắc về trách nhiệm và sự phối hợp triển khai của mọi người trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa. 

Khi rủi ro xảy ra, việc xác định rõ ràng trách nhiệm của từng người giúp bạn mau chóng kiểm soát hay tìm ra được nguyên nhân của nó, từ đó có biện pháp khống chế rủi ro phù hợp.

Những nhân sự được chọn cần có một số kỹ năng sau để quá trình quản lý tốt hơn:

– Có kiến thức sâu rộng về quản trị rủi ro.

– Nắm vững các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với công ty.

– Tính cẩn thận, sự chủ động trong công việc để sẵn sàng đối phó với rủi ro.

– Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

– Có khả năng lãnh đạo để đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.

>>Xem thêm: Nhà Quản Lý Dự Án – Kỹ Năng, Vai Trò Và Trách Nhiệm Cơ Bản

5. Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro

Sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chúng ta hoàn toàn khó lường trước được. Cho nên, kiểm soát nội bộ hiệu quả là một trong những cơ sở quan trọng để giảm thiểu rủi ro từ bên trong tổ chức. 

Bằng cách xây dựng các biện pháp kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp có thể ngăn chặn và giảm nhẹ tác động của các rủi ro tiềm ẩn. Bạn có thể thiết lập quy trình làm việc rõ ràng, kiểm tra nội bộ định kỳ và đào tạo nhân sự để nâng cao nhận thức về rủi ro và cách ứng phó.

Ngoài ra, việc cân nhắc mua bảo hiểm phù hợp là một biện pháp quan trọng để bảo vệ doanh nghiệp khỏi mất mát tài sản và trách nhiệm pháp lý. Bảo hiểm giúp doanh nghiệp chống lại những tác động tiêu cực của các sự kiện bất ngờ như thảm họa tự nhiên, thất thoát tài sản hoặc các vấn đề pháp lý không mong muốn.

kiểm soát và hạn chế rủi ro xảy ra với doanh nghiệp

Hoạt động kiểm soát nội bộ hiệu quả giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)

6. Giữ liên lạc và giao tiếp hiệu quả

Quản lý rủi ro không phải nhất thời mà là một quy trình hoàn chỉnh với các bước liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, việc thống nhất và chia sẻ thông tin trong toàn bộ tổ chức là chìa khóa để xử lý các biến cố hiệu quả nhất. 

Với các doanh nghiệp SMEs, sự liên kết mật thiết giữa các bên còn quan trọng hơn, giúp cho dữ liệu chia sẻ một cách liên tục trong nội bộ tạo nên mạng lưới thông tin chặt chẽ. Đồng thời khuyến khích ý kiến đóng góp, giúp tăng cường khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề của các thành viên trong doanh nghiệp.

Để mạng lưới thông tin được thống nhất, các nhà quản lý rủi ro cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp với nhau hiệu quả. Khi đấy, những thông tin sẽ được truyền đạt chính xác và nhanh chóng cho tất cả nhân viên, hỗ trợ cho việc phối hợp xử lý và hạn chế các biến cố trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

7. Giám sát và đánh giá định kỳ

Cuối cùng, hoạt động quản lý rủi ro công việc một chiều mà là một vòng tròn khép kín, bởi vì doanh nghiệp đang và sẽ phải đối mặt với những điều khó lường trước khác trong tương lai. Cho nên việc lập kế hoạch đánh giá rủi ro cần phải là một bước luôn được chuẩn bị sẵn để ứng phó qua các thời kỳ.

Bằng cách sử dụng công cụ phần mềm để theo dõi và đánh giá rủi ro, nhà quản lý hay những người được phân công trách nhiệm xử lý rủi ro đều có thể theo dõi, cập nhật tiến trình quản lý rủi ro và đảm bảo những thành viên khác cũng nắm được những gì đang diễn ra. 

Kết luận

Tóm lại, trong quá trình hoạt động kinh doanh dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều luôn phải đối mặt với những rủi ro không mong muốn. Qua nội dung trên HomeNext Academy hi vọng sẽ giúp nhà quản lý phát hiện cũng như quản lý tốt rủi ro tiềm ẩn, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho doanh nghiệp của mình một cách tối ưu. 

Và nếu bạn có mong muốn tìm hiểu thêm kiến thức các liên quan đến quản lý dự án. HomeNext Academy tặng bạn trọn bộ Ebook “3 quyển sách hay về Quản lý dự án” hoàn toàn miễn phí ngay bên dưới đây!

Sách hay về quản lý dự án cho nhà quản lý mới

Liên hệ Hotline: 0903 140 768 để được tư vấn chi tiết nhé!

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ