Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

Hướng dẫn 5 cách xử lý khó khăn dành cho nhà QUẢN LÝ MỚI
Hướng dẫn 5 cách xử lý khó khăn dành cho nhà QUẢN LÝ MỚI

Hướng Dẫn 5 Cách Xử Lý Khó Khăn Dành Cho Nhà Quản Lý Mới

Các nhà quản lý mới thường phải giải quyết vô vàn công việc có liên quan đến con người và giấy tờ. Những việc giấy tờ thường tẻ nhạt, nhưng lại có thể đoán trước. Còn con người thì không thể đoán trước được. Vì họ có cảm xúc, mong đợi nghề nghiệp, khủng hoảng trong cuộc sống cá nhân…

HomeNext Academy tặng bạn bộ Cẩm nang kiến thức quản lý hoàn toàn Miễn Phí.

Trong quá trình quản lý thực tế, các lý thuyết chuyên môn thường trở nên vô tác dụng khi quản lý con người. Hãy cùng HomeNext Academy tìm hiểu những vướng mắc các nhà quản lý trẻ thường gặp phải và cách xử lý khó khăn sau đây nhé!

1. Những khó khăn nhà quản lý mới thường gặp phải là gì?

1.1. Hiếm khi cảm thấy mình có đủ thời gian

Dù các quản lý mới đã từng hoàn thành bao nhiêu khoá học và bằng cấp đi nữa, họ thường ngạc nhiên vì hoạt động quản lý thường có quá nhiều đòi hỏi. Bất kỳ vấn đề hay thắc mắc nào trong công việc của nhân viên cũng là một đòi hỏi với nhà quản lý.

Các nhà quản lý mới phải có kiến thức toàn diện về mọi điều xảy ra trong doanh nghiệp của mình. Chúng ta đều không muốn gặp phải bất kỳ tình huống ngoài tầm kiểm soát nào. Vì thế họ dành nhiều thời gian hơn để đọc, suy nghĩ, lên kế hoạch, truyền đạt với nhân viên. 

Theo khảo sát, người quản lý mới thường phải dành 60 giờ/tuần cho công việc nhưng họ vẫn cảm thấy không có đủ thời gian.

1.2. Các nhà quản lý mới thường cảm thấy đơn độc

Không có công thức rõ ràng cho việc giải quyết các thử thách mà đột nhiên việc quản lý phải đối mặt. Mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau. Khi đối mặt với nhiều áp lực, với ít thời gian nhưng các nhu cầu liên tục tăng lên, nhà quản lý đôi khi có thể cảm thấy đơn độc.

Người giám sát chịu trách nhiệm để trở thành một người chủ trương cho tổ chức và một người chủ trương cho nhân viên. Ví dụ, nếu tổ chức thực thi một chính sách mới chưa phổ biến, nhà quản lý phải truyền đạt và giải thích các chính sách mới đó cho nhân viên.

Trong trường hợp này, người quản lý phải trình bày và hỗ trợ cho chính sách mới, còn nhân viên chia sẻ sự thất vọng về chính sách với sếp của mình. Nhà quản lý phải đứng ở giữa, cân bằng mâu thuẫn của hai bên.

1.3. Nhà quản lý mới thường cảm thấy căng thẳng

Nhà quản lý mới thường chịu trách nhiệm cho các hoạt động của nhân viên khác. Đồng thời, phải đảm bảo rằng nhân viên nắm được công việc của mình, có đủ điều kiện để làm công việc và làm càng hiệu quả càng tốt. Chính vì vậy, căng thẳng cũng là một trong những trạng thái khó khăn của nhà quản lý mới.

Căng thẳng của việc quản lý có thể khiến nhiều nhà quản lý làm việc chăm chỉ hơn thay vì tỏ ra thông minh hơn. Họ mất đi sự thoải mái và khả năng đoán trước như với công việc trước đây.

Căng thẳng và cô đơn trong vai trò của nhà quản lý mới có thể mang lại điều tồi tệ nhất cho một người. Nó có thể khiến họ trở nên giận dữ và vô lý với nhân viên của họ.

1.4. Cần hỗ trợ và hướng dẫn

Tham gia các khóa học trong việc giám sát, uỷ thác, quản lý thời gian, quản lý căng thẳng… thì chưa đủ. 

Các nhà quản lý mới cần có được sự hướng dẫn và hỗ trợ liên tục. Họ cần có người mà họ có thể giãi bày. Cấp trên có thể hướng dẫn và hỗ trợ cho họ. Lý tưởng nhất là có người đào tạo, hướng dẫn họ trong tổ chức.

Nếu kinh nghiệm của lần quản lý đầu tiên thành công, sau đó, nhà quản lý có thể giúp ích cho những người lần đầu đặt chân vào lĩnh vực quản lý như họ.

Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi với những kỹ năng xử lý khó khăn hiệu quả. Hãy ĐĂNG KÝ NGAY khóa đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy.

New call-to-action

2. Những phương pháp xử lý khó khăn cho nhà quản lý mới

2.1. Đừng trở thành nhà quản lý vi mô

Một trong những điểm yếu chí tử của không ít nhà quản lý đó là quá sa đà vào “Quản lý vi mô”, hậu quả tạo nên một bầu không khí làm việc ngột ngạt, đầy tiêu cực. Đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến nhà quản lý cảm thấy mình đang “đơn độc”.

Cách hiệu quả nhất để xử lý khó khăn này là hãy gạt bỏ chúng và bắt tay xây dựng môi trường làm việc “mở”, tạo không gian thoải mái để nhân viên tự xử lý công việc.

Trao quyền là phương án rất hữu hiệu đối với nhà quản lý lẫn đội ngũ nhân viên. Một nhà quản lý biết trao quyền có thể thúc đẩy nhân viên tìm ra lời giải và họ sẽ trưởng thành hơn trong quá trình thực hiện công việc. 

Còn nếu vẫn tiếp tục kiểm soát nhân viên và thiếu đi sự tin tưởng với nhân viên, nhà quản lý không có thời gian để thực hiện đúng với công việc của mình đó là lên chiến lược, tầm nhìn, dẫn dắt tổ chức.

2.2. Rèn luyện sự tự tin và khả năng quyết đoán

Chân dung nhà quản lý thế hệ mới không thể là người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Khi đứng trước những thách thức, bạn là người chèo lái con thuyền cập bến an toàn hay không. 

Chính vì thế, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức chuyên môn, khả năng dẫn dắt tập thể và một tinh thần vững vàng trước khó khăn. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn nên tham khảo ý kiến của cấp trên, bàn bạc với nhân viên để từ đó đưa lại quyết định cuối cùng. 

Qua việc cuộc tham khảo, nhà quản lý nhận ra nhiều khía cạnh cũng như những nguy cơ tiềm ẩn trong kế hoạch của mình. Đồng thời, nhân viên cảm thấy được tôn trọng hơn vì họ có những tác động nhất định đối với kế hoạch chung.

2.3. Thích ứng với sự thay đổi

Với một thời đại mà kinh tế, chính trị, dịch bệnh đang có những tác động tiêu cực như thế, các nhà quản lý buộc phải thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bộ máy cơ cấu nhân sự. Thích ứng với sự thay đổi là cách để nhà quản lý phản ứng nhanh chóng trong việc nắm bắt cơ hội hoặc giải quyết vấn đề.

Trong thời đại biến động như hiện nay, khi các cơ hội hoặc thách thức xuất hiện, nhà quản lý phải nhanh chóng nắm bắt, ra quyết định một cách thông minh và thậm chí cần chấp nhận thất bại. 

Đặc biệt với đội ngũ nhân sự GenZ, họ rất dễ nắm bắt sự thay đổi và luôn đổi mới trong từng công việc được giao. Vì thế, chân dung nhà quản lý thế hệ mới phải nhạy bén với thời cuộc và luôn học hỏi mới có thể nhận được sự tin tưởng của nguồn lao động trẻ hiện nay.

cách xử lý khó khăn: đừng trở thành nhà quản lý vi mô

2.4. Luôn lắng nghe, thấu hiểu và hành động

Có một thực tế, những trục trặc trong quá trình làm việc và rạn nứt nội bộ xuất phát từ việc nhà quản lý không thể truyền đạt tốt. Vì vậy, nhà quản lý thế hệ mới rất cần kỹ năng giao tiếp tốt, cụ thể là lắng nghe.

Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ một nhà quản lý nào muốn có được thành công. Việc lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên một cách chi tiết giúp cho nhà lãnh đạo có được các sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung.

2.5. Trở thành một “nhà huấn luyện”

Là một người quản lý, bạn luôn trăn trở với việc làm thế nào để nâng cao trình độ của các thành viên trong đội, đặc biệt với biến động như hiện nay. 

Huấn luyện và kèm cặp nhân viên không còn là đặc quyền bổ sung nữa, mà trở thành một yếu tố cần thiết để phác họa chân dung nhà quản lý muốn bước lên đỉnh cao cũng như phát triển tập thể của mình.

Trở thành một “Nhà huấn luyện” giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian vừa tạo điều kiện cho nhân viên trau dồi thêm kiến thức và phát triển kỹ năng mới, từ đó nâng cao năng suất lao động. 

Khi ứng dụng Coaching, nhà quản lý chỉ cần đưa ra giải pháp và cung cấp nguồn thông tin để nhân viên khám phá những điều tốt nhất phục vụ cho công việc.

3. Kết luận

Người quản lý phải chịu trách nhiệm quản lý thời gian, xử lý các vấn đề về biểu hiện làm việc, phát triển mô tả công việc, làm theo các thủ tục tuyển dụng, xử lý những lời phàn nàn, đương đầu với hệ thống thanh toán phức tạp…Và rất nhiều công việc khác.

Với khối lượng và cường độ công việc lớn, áp lực là yếu tố không thể nào tránh khỏi trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, mỗi nhà quản lý cần tìm ra cho bản thân mình những phương pháp xử lý khó khăn phù hợp với bản thân và nhân viên. Nhờ đó, thúc đẩy động lực và nâng cao hiệu suất công việc cho tập thể.

Nguồn: Tổng hợp

Và nếu các bạn là những nhà quản lý trẻ, mong muốn trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Nhanh tay đăng ký khóa đào tạo quản lý cấp trung tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY để hoàn thiện bản thân và nâng cao thu nhập nhé!

NHẬN MIỄN PHÍ tài liệu chọn lọc về Quản lý dành cho các bạn ngay bên dưới.

Liên hệ Hotline 0903 140 768 của HomeNext Academy để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ