Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

4 THỦ THUẬT bán hàng qua điện thoại không phải ai cũng biết
4 THỦ THUẬT bán hàng qua điện thoại không phải ai cũng biết

4 Phương Pháp Bán Hàng Qua Điện Thoại Không Phải Ai Cũng Biết

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đánh dấu kỷ nguyên xóa bỏ mọi khoảng cách địa lý và mở ra nhiều hình thức kinh doanh, tiếp thị online một cách dễ dàng. Để có thể giữ vững vị thế cạnh tranh và giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp cần tạo ra trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng thông qua các hình thức tiếp thị mới. Cụ thể, sự thay đổi đó chính là công việc gọi điện tư vấn bán hàng hay còn được gọi là Telesale. 

Vậy Telesale là gì? Đâu là những “thủ thuật” giúp kỹ năng bán hàng qua điện thoại trở nên hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, cùng theo dõi nhé!

Tặng bạn bộ tài liệu Cẩm nang kinh doanh hiệu quả dành cho Sales NGAY HÔM NAY.

Đối với nghề sales, thuật ngữ Telesale đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc này. Vậy để thực hành tốt kỹ năng này thì trước tiên bạn xác định rõ mục đích của Telesale là gì? Và câu trả lời chính là:

Một, đặt lịch hẹn trực tiếp.

Hai, chăm sóc khách hàng sau bán.

Và, giới thiệu sản phẩm mới.

Kể cả khi thương hiệu của chúng ta “rất gì và này nọ” thì cũng đừng.vội “chốt” trên điện thoại nhé.

Những sản phẩm để có khả năng chốt luôn qua điện thoại nên là sản phẩm có.các tính chất phổ biến, giá thành thấp, mang tính cá nhân, dễ hình dung, khách.hàng không cần thử hoặc nhìn trực tiếp sản phẩm…

Để đạt được kết quả gọi 10 chốt 8, chốt 9 một cách chuyên nghiệp.thì bạn chỉ cần nắm được 4 thủ thuật dành cho sales dưới đây:

Phương pháp 1: Màn dạo đầu cơ bản bắt buộc phải có

1. Chuẩn bị kịch bản bán hàng qua điện thoại

Không phải ai cũng có thể bán hàng qua điện thoại vì họ đã dùng sai mục đích.của những cuộc điện thoại đó. Cho nên để nó đạt được hiệu quả thì các bạn phải chuẩn bị một kịch bản bán.hàng thật tốt trước khi gọi khách hàng.

Hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ, tốt nhất là quyển sổ nhỏ để mang theo bên người. Để khi có ý tưởng “nảy số” trong đầu thì hãy ghi lại ngay nhé.

Mỗi cuộc gọi với khách hàng được họ dành thời gian để lắng nghe bạn nói.thì cuộc nói chuyện đó là vô cùng quý báu.

Vậy nên, nếu bạn ậm ừ hay không biết nói gì sẽ làm phí thời gian của khách.hàng, người nghe và cả chính bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy không muốn tiếp tục để trao đổi thông tin, thậm.chí là sẽ CÚP MÁY LUÔN.

thủ thuật nghề sale: chuẩn bị trước kịch bản bán hàng

Tóm lại, muốn tránh khỏi điều đó, bạn nên chuẩn bị trước nội dung cuộc thoại cần nói, sắp.xếp các ý tưởng ra giấy sao cho phù hợp và cần lập giả.định trước những điều khách hàng có thể từ chối.

2. Những cách dành cho người bắt đầu làm Sales

Luyện tập từ những cuộc gọi mẫu

 Để có một kịch bản bán hàng qua điện thoại tốt, hãy dành thời gian để nghe những.cuộc gọi mẫu, bạn có thể gọi cho đối thủ hoặc các bên cùng ngành nghề. Sau đó, ghi chép chi tiết, có thể ghi âm lại để nghe lại nhiều lần và bắt đầu viết kịch bản cho riêng mình.

Các bạn có thể nhờ đồng nghiệp hay cấp trên của mình để cùng thực hành và góp ý cho bạn. Đây là một lựa chọn tuyệt vời, nó sẽ giúp bạn tự tin, chuẩn bị đầy đủ trước khi gọi khách.

Ngoài ra, khi các bạn ghi chép lại mọi thứ trong sổ, bạn có thể dùng viết màu để tô.đậm những ý quan trọng cần nhớ. Hãy biến quyển sổ của bạn thành “Thánh địa” yêu thích của mình.

Nên gọi khách vào thời gian nào?

Nếu các bạn không muốn bị khách hàng cằn nhằn, quát vào tai bạn thì đừng bao giờ gọi.khách vào các khu giờ này:

– Buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ: Là thời điểm họ bắt đầu một ngày mới cho công việc. Nên nếu bạn làm phiền vào thời gian này thì chẳng khác gì làm cản trở đến kế hoạch công việc của họ.

– Buổi trưa từ 11 giờ đến 12 giờ: Thật đáng tiếc, khung giờ này cũng không thích hợp để gọi cho khách. Bởi vì sau thời gian làm việc buổi sáng và để nạp năng lượng cho buổi chiều thì thời gian nghỉ trưa là vô cùng quý. Thế nên, các bạn hạn chế gọi khách vào thời gian này nhé.

– Buổi tối muộn: Đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi cho một ngày dài mệt mỏi. Hãy tránh làm phiền khách vào giờ này nhé.

 Bạn muốn đào tạo đội ngũ môi giới BĐS chuyên nghiệp? Hãy đăng ký khóa đào tạo tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY

New call-to-action

Vậy khung giờ nào thích hợp để gọi khách?

Thật ra, cũng tùy theo từng đối tượng khách hàng sẽ tiếp nhận cuộc gọi của bạn ở giờ nào. Nhưng theo nghiên cứu, thời điểm tiềm năng nhất để gọi khách hàng là vào khoảng 10 giờ.sáng khi công việc đã ổn định và 4 – 5 giờ chiều là thời gian tan làm, không bận bịu đến công việc.

Bật mí cho các bạn một chuyện: lâu lâu tôi lựa chọn gọi cho khách vào mùng 1, bởi bằng một cách nào đó vào mùng 1 tất cả mọi người đều trở lên dễ tính vui vẻ.và hào phóng tặng ta một cuộc hẹn, và rất ít khi chúng ta từ chối nhau vào mùng 1. Yêu lắm luôn các bạn ạ.

Hãy lựa chọn khung giờ tốt để gọi cho khách hàng để có một cuộc nói chuyện hiệu quả các bạn nhé!

– Giới thiệu danh xưng và mục đích cuộc gọi

Khi gọi điện cho khách hàng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chào hỏi, xưng danh tính và.giới thiệu bản thân (tên, địa vị hay tên công ty) để người nghe biết là ai đang nói chuyện với mình. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy dùng tên của Khách hàng để chào nhé.các bạn, kiểu như: Chị An Ninh ạ! Em Thanh Tâm đây

thủ thuật nghề sale: giới thiệu danh xưng và mục đích cuộc gọi

Việc tiếp theo là bạn nên nói ra mục đích của cuộc gọi (để khảo sát, để trao đổi thêm thông.tin, để hẹn gặp,…) để khách hàng cũng nắm được cuộc nói chuyện này mục đích là gì. Nhưng hãy làm sao để thể hiện được mục đích này đều liên quan.và có nhiều giá trị nhất dành cho khách hàng.

– Giọng nói truyền cảm, rõ ràng

Bạn nên nói với một tốc độ vừa phải, rõ ràng để người nghe nắm được nội dung.và kịp thu nhận thông tin. Nói nhanh sẽ không giúp tiết kiệm thời gian mà chỉ khiến bạn phải lặp lại lời.nói nhiều lần và làm tốn thời gian của cả hai bên.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, tránh dùng các thuật ngữ chuyên.ngành hoặc nói xen kẽ hai ngôn ngữ. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và không hiểu bạn muốn nói.gì hoặc cho rằng bạn là người thích thể hiện.

Quan trọng nhất là, bạn phải luôn thể hiện được giọng tự tin, quyết đoán, ngắn gọn.nhưng súc tích nhé mà vẫn phải mềm mỏng. Nghe khó nhỉ?

Tập trung khi nói chuyện

Khi nói chuyện qua điện thoại, bạn KHÔNG NÊN làm việc riêng như: ăn uống hay lướt.web… kể cả khi bạn là người nghe. Điều đó sẽ khiến bạn bị xao nhãng, lơ là và bỏ lỡ nhiều nội dung bổ ích, dẫn đến cuộc hội thoại có thể sẽ gây gián đoạn.

Đặc biệt, bạn đừng để sự mất tập trung của mình làm cuộc hội thoại bị gián.đoạn và tạo thành những khoảng “lặng im” nhé!

Tóm tắt và chốt lại vấn đề trước khi kết thúc cuộc gọi

Nhắc lại nội dung của cuộc trò chuyện để chắc rằng đối phương đã nắm được tất.cả những nội dung cả hai đã trao đổi. Đồng thời việc này còn giúp cho bạn kiểm tra lại các thông tin nếu.có sai lệch và tránh được những rắc rối sau này.

Tốt nhất, sau khi kết thúc cuộc gọi bạn nên tổng hợp lại thông tin và gửi lại cho khách.hàng qua email hoặc tin nhắn xác nhận lại nội dung cuộc trò chuyện. Bạn nên viết theo kiểu lộ trình và đưa ra các đầu mục kiểu: 1 là, 2 là, 3 là,…

Còn nếu là cuộc hẹn thì sắp xếp theo kiểu: Nội dung cuộc gặp – Thành phần tham gia – Thời gian, địa điểm – Những gì phía khách hàng.có thể hỗ trợ giúp mình (nếu có).

Chào tạm biệt

Trước khi chào tạm biệt khách hàng, bạn hãy thử ghi điểm tuyệt đối với kỹ năng giao.tiếp bằng các câu chúc tốt lành hay một lời cảm ơn bởi vì đã dành thời gian cho cuộc gọi này. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, bên cạnh đó.cũng thể hiện bạn là một người chu đáo, lịch sự.

Và đừng quên, hãy để khách hàng là người gác máy trước, đây là một tips nhỏ.để thể hiện sự tôn trọng với khách hàng của mình.

Phương pháp 2: Những lưu ý khi bắt đầu cuộc gọi với khách hàng

Khi các bạn chuẩn bị kỹ càng về kịch bản telesales, giọng điệu nói chuyện. Vậy, các bạn cần phải lưu ý những gì trước khi bắt đầu cuộc gọi với khách hàng. Cụ thể như sau:

Một, xác định mục tiêu của cuộc gọi

Trước khi bắt đầu cho một cuộc điện thoại hay kết cả một cuộc gặp, hay bất cứ công.việc.gì, điều đầu tiên các bạn phải xác định được mục tiêu cuối cùng của mình là gì?

Đặc biệt, trước khi nhấc điện thoại lên các bạn càng cần phải có mục tiêu rõ.ràng, chi tiết như: Cuộc gọi với mục đích để thiết lập cuộc hẹn/ để giới thiệu sản phẩm/ để chăm sóc khách hàng/ để bán hàng/ hay để mời khách hàng đi ăn,…

Bất kể là mục tiêu của bạn có là gì, thì bạn cũng luôn phải nhớ xuyên suốt toàn bộ cuộc.gọi.không được quên mất mục tiêu ban đầu của mình. Đừng để những câu chuyện trò hoặc những lời từ chối của khách hàng hoặc sự luống cuống của bản thân..quên đi mục tiêu chính trước khi ta nhấc máy.

Hai, ghi chép những ý quan trọng

Đừng ngại và cũng đừng lười ghi chép lại toàn bộ cuộc gọi của mình, hãy ghi lại:

– Lý do khách hàng từ chối bạn là gì?

– Lý do nào khách hàng từ chối nhiều nhất?

– Lý do nào khách hàng quyết định mua hàng?

Sau đó bạn hãy phân tích từng tình huống cụ thể xem tại sao khách hàng lại phản ứng như vậy. Và bạn tự đặt ra câu hỏi nếu có lần sau thì bạn có làm tốt hơn được không? Và bạn sẽ làm như thế nào?

Một bí mật cho bạn mà tôi thường xuyên sử dụng trước đây là: Tôi lập giả định tất cả các tình huống đã xảy ra và tự độc thoại với chính bản thân mình.mọi lúc mọi nơi kể cả khi đi đường hay đang tắm,… Sẽ không bất ngờ chút nào đâu, nếu bạn nghĩ tới những thất bại của bạn cả ngày.thì một ngày đẹp trời thất bại ấy sẽ giúp bạn thành công và thành công rực rỡ.

thủ thuật nghề sale: ghi chép những ý quan trọng

Ba, đưa ra sự lựa chọn cho khách hàng

Để cho khách hàng có thể mua được sản phẩm mà họ thích nhất, bạn hãy đưa ra cho khách hàng sự lựa chọ, tốt nhất là hai sự lựa chọn các bạn nhé. Bởi bạn cũng như khách hàng hay cũng như bất kể ai, trong công việc và cuộc sống họ đã có quá nhiều chuyện để phải suy nghĩ rồi, vậy nên bạn hãy giúp khách hàng ra quyết định nhanh hơn nhé.

Giống như thay vì bạn hỏi bạn gái mình: Em thích ăn gì? Và rồi để nhận lại những câu kiểu như: ăn gì cũng được, hay tùy anh, …. rồi bún cũng không, cơm cũng không, phở cũng không. Bạn có thể thử hỏi bạn gái mình: Em muốn ăn cơm hơn hay bún hơn? Em muốn ăn đồ Nhật hay đồ Hàn hơn? Hãy thử nhé, bạn sẽ thấy bất ngờ đấy!

Bốn, đúng hẹn với khách hàng

Điều tuyệt đối các bạn không thể quên trong cuộc gọi đó là ĐÚNG HẸN.

Đôi khi bạn gọi cho khách hàng và khách hàng đang bận một việc gì đó và bạn.hẹn gọi lại cho khách vào thời điểm khác thì bạn đừng bao giờ quên nhé.

Hãy ghi chú lại và đặt hẹn giờ gọi lại cho khách hàng ngay sau khi tắt máy, đừng để.những công việc khác làm xao nhãng rồi bạn quên luôn lời hẹn của mình.

Vì điều đó không hề chuyên nghiệp xíu nào. Chưa kể có thể vì một hành động nhỏ này của bạn mà cả doanh nghiệp và tổ chức sẽ được gắn mác.công ty thiếu chuyên nghiệp và trải nghiệm khách hàng tệ ngay.

Phương pháp 3: Cách xử lý từ chối khách hàng

Sau khi làm tốt ở phần một và phần hai, chúng ta đã có những cuộc trò chuyện đúng nghĩa với khách hàng thì vấn đề chính của cuộc gọi bắt đầu xuất hiện, đó là: Xử lý khi khách hàng từ chối như thế nào? Và làm sao để có thể phản ứng và xử lý tốt khi khách hàng từ chối qua điện thoại?

Trường hợp 1: Khách hàng đã nghe tư vấn và đang im lặng khi bạn đưa ra lời gợi ý chốt

Lúc này bạn đừng cố gắng tư vấn hay cung cấp thêm thông tin nữa, hãy dừng lại chừng.3 giây sau đó hãy coi như khách hàng đã ngầm đồng ý và bạn.có thể đưa ra các lời đề nghị hoặc các bước tiếp theo cần làm như:

– Vậy chiều mai 2 giờ em qua gặp chị để trao đổi kỹ hơn về vấn đề này chị nhé?

– Em sẽ mang theo cái A hoặc cái B để chị dễ hình dung hơn ạ.

– Vậy em qua văn phòng mình ở tầng này, chỗ này, vào lúc này chị nhé, không biết ban lãnh đạo bên mình có ngồi cùng luôn không chị?

– Em đăng ký xong khóa học cho mình rồi đấy ạ/ Em đăng ký luôn lịch test cho mình rồi chị nhé/ Em sắp xếp chuyên gia cho mình vào ngày mai luôn rồi đấy chị.

Trường hợp 2: Khi khách hàng rơi vào trạng thái lưỡng lự (pending)

Trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và logic lại những chia sẻ của khách. Hoặc hỏi thêm một vài câu hỏi khai thác thông tin để cố gắng xác định lý do mà khách hàng đang ngầm từ chối ta:

– Dạ anh ơi, anh có thể chia sẻ thêm giúp em một xíu được không anh?

– Không biết là những chia sẻ vừa rồi của em có còn thiếu sót chỗ nào hoặc có chỗ nào mà em đang truyền đạt ý chưa tốt không anh?

– Về phần sản phẩm và những tính năng của sản phẩm còn chỗ nào cần rõ ràng chi tiết hơn không ạ?

– Ngoài những thông tin về sản phẩm em chia sẻ bên trên thì không biết anh có đang quan tâm đến sản phẩm nào bên em nữa không anh?

– Anh ơi, em có thể hỗ trợ thêm cho anh điều gì để anh có thêm nhiều góc nhìn trước khi ra quyết định nữa không anh?

Trường hợp 3: Khách hàng bị động, không biết nói gì khi mua sản phẩm

Giống như câu: CHỦ ĐỘNGCHUYỂN ĐỘNGCHUYỂN ĐỘNGPHÁT TRIỂN.

Trong một cuộc hội thoại, hay kể cả là một cuộc gọi khách hàng bạn vẫn.cần phải thể hiện được tinh thần chủ động của mình.

Vậy nên, bạn hãy là người chủ động đặt câu hỏi, chủ động lắng nghe để khách.hàng được nói, được chia sẻ, được “xả” ra những vấn đề mà khách hàng gặp phải. Quan trọng là chủ động để khách hàng chia sẻ cho ta những thông tin liên quan.đến việc bán hàng và chăm sau khách hàng sau này của mình.

Khi đó, khách hàng sẽ cảm thấy được lắng nghe, quan trọng là bạn sẽ dễ dàng.đồng cảm, thấu hiểu khách hành. Và lúc này điều kỳ diệu sẽ xảy ra mà mọi người hay ví von nó là hành động đỉnh cao của Sales: BÁN NHƯ KHÔNG BÁN.

Doanh nghiệp các bạn đang có nhu cầu đào tạo đội ngũ bán hàng CHUYÊN NGHIỆP. Hãy đăng ký khóa học đào tạo kỹ năng bán hàng tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY.

New call-to-action

Phương pháp 4: Bí kíp từ chối về giá

Chắc hẳn trong quá trình bán hàng thì các bạn gặp không ít lần khách hàng lăn tăn về giá, hoặc từ chối thẳng thừng và nói “giá này đắt quá”, phải không ạ? Vậy lúc này ta nên làm như thế nào?

Trước khi đưa ra cách để xử lý trường hợp này, tôi muốn nhấn mạnh một chuyện sau: Khi các bạn bán bất kể một sản phẩm nào đó, hãy nhớ rằng chúng ta đang bán “Giá trị của Sản phẩm/Dịch vụ” chứ không bán “Giá cả của sản phẩm”. Không có khái niệm đắt với rẻ nếu chúng ta không hiểu giá trị chúng ta mang đến cho khách hàng là gì.

Đơn cử như: Một chai nước khoáng alba tầm 6.000 – 8.000 ở siêu thị và là loại nước khá đắt so với aqua, lavi. Khi vào Starbucks thì chai nước này có giá khoảng 30.000. Lúc này, nếu bạn lựa chọn một loại đồ uống rẻ nhất thì tâm lý chung là bạn sẽ chọn nước khoáng, vậy chai nước 30.000 này là đắt hay là rẻ?

=> Bạn trả lời được câu hỏi trên, thì bạn sẽ biết làm sao để giải quyết vấn đề về giá?

Chia sẻ ngay với các bạn hai cách tôi hay sử dụng nhất sau đây:

1. Đi trước đón đầu

Tính tôi khá chủ động, vậy nên mình rất thích được chủ động trong các cuộc hội thoại, và sở thích của mình là nói trước những gì khách hàng sẽ từ chối, đặc biệt về giá.

Ví dụ:

Khi giá sản phẩm của công ty mình cao hơn công ty đối thủ, và theo kinh nghiệm được chia sẻ trước đó là khách hay từ chối về trường hợp này dù khách khá thích sản phẩm của mình. Vậy thì tôi sẽ bắt đầu luôn bằng việc:

“Em chia sẻ rất thật với các anh/chị vì sản phẩm bên em có cái a, cái b nên sẽ có giá nhỉnh hơn so với thị trường một chút.

Như anh chị chắc cũng đã tìm hiểu qua một vài bên rồi phải không ạ? Tuy nhiên, em cũng xin chia sẻ bởi vì công ty em muốn mang lại giá trị sản phẩm tốt nhất cho khách hàng và những trải nghiệm dịch vụ xứng đáng với đồng tiền của khách hàng vậy nên chị cứ yên tâm với sản phẩm dịch vụ bên em ạ!”

Thậm chí có những lúc tôi còn nói luôn với khách hàng là:

“Nếu thật sự ngân sách dự trù của anh chị dành để mua sản phẩm này đang thấp hơn một chút (đây là trường hợp tôi phải thật sự hiểu khách hàng mới sử dụng được nhé) thì em xin phép giới thiệu cho chị một vài bên như này…Tuy nhiên họ sẽ có một số thứ khác so với bên em…bla…bla,… Nếu chị đang cần gấp thì chị có thể tham khảo ạ!…”

Lúc này tuy bạn đang giới thiệu sản phẩm cho bên khác nhưng bạn cần nhấn mạnh sự khác biệt của bên mình, bạn đẩy khách hàng đi, nhưng thực ra là đang tạo cảm giác khao khát muốn có sản phẩm của bạn hơn.

2. Đồng ý hết với quan điểm của khách hàng

Phương pháp này khá là hay, đặc biệt là khi khách hàng biểu hiện rõ ràng quan điểm luôn, kiểu: “sao giá bên em đắt thế?”, “chị tìm hiểu mấy bên rồi giá có cao như thế này đâu?”, “nhà em bán đắt quá”,…

Lúc này bạn đừng sử dụng những cách đơn giản như: Ui chị ơi vì sản phẩm bên em là sản phẩm này, sản phẩm kia, chất lượng này lọ nhé,… Toang đấy ạ!

Lúc này, bạn hãy đồng ý với khách hàng trước:

“Đúng rồi ấy chị, em cũng thấy thế, hoặc trước chị cũng có nhiều khách hàng khi nhìn vào bảng báo giá này họ đều nói giống chị, tuy nhiên sản phẩm bên em có một số tính năng như này như này… khiến cho giá sẽ đắt hơn so với thị trường một xíu.

Nhưng những khách hàng đã mua bên em sau khi mua và sử dụng thì hầu hết đều quay trở lại mua tiếp ạ, có những chị còn chia sẻ với em là sau khi sử dụng xong thì mới cảm nhận được giá này cực tốt so với sản phẩm”

Sau khi bạn có thể cho khách xem một vài feedback nhé!

Hãy nhớ là luôn thể hiện sự đồng cảm với khách hàng bằng cách đồng tình với quan điểm của khách. Cho dù thực tế nó không đắt, nhưng khách hàng thường mua hàng bằng cảm xúc và quyết định bằng lý trí, cảm xúc sai dẫn đến lý trí không quyết định. Cảm xúc đúng theo điều chúng ta muốn phục vụ khách hàng thì họ sẽ ra quyết định mua.

Đặc biệt chú ý, khi gọi điện thoại cho khách hàng, tránh dùng những từ ngữ như: hình như, có vẻ,… nếu chúng ta có thể chứng minh được thì hãy nói còn không thì đừng nói vì sẽ không có sự thuyết phục đối với khách hàng đó!

Nguồn: Nguyễn Bụi Thương

Kết luận

Để có thể thực hiện một cuộc gọi cho khách hàng, dù các bạn là sales BĐS hay nhân viên bán hàng ở những dịch vụ khác thì phải nhớ mục đích của cuộc gọi Telesales là gì để bạn không phải kéo dài cuộc gọi nhưng lại trở nên vô nghĩa.

Khi gọi khách thì phải nói chuyện như thế nào, xử lý các vấn đề của khách ra sao,…Tất cả đều phải được rèn giũa mỗi ngày và qua 4 thủ thuật tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình gọi điện cho khách hàng.

Và nếu các bạn tìm kiếm những kiến thức bổ ích về bán hàng. Hãy ĐĂNG KÝ khóa học Bán hàng dành cho đội ngũ doanh nghiệp tại Bình Dương.

NHẬN NGAY bộ tài liệu Cẩm nang kinh doanh hiệu quả dành cho Sales hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Liên hệ Hotline 0903 140 768 để được HomeNext Academy tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ