Là một nhà quản lý, bạn phải rèn luyện được kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc hiệu quả với nhân viên. Vậy, chúng ta nên giao tiếp với đội ngũ bằng văn bản hay trực tiếp sẽ hiệu quả hơn?
Bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về quản lý? Nhận ngay bộ quà tặng của HomeNext Academy NGAY TẠI ĐÂY
Việc giao tiếp của nhà quản lý được hiểu là trao đổi thông tin như: thảo luận nhóm, phân công công việc, đưa ra yêu cầu trong công việc hoặc cảnh báo nhân viên về một vấn đề nào đó.
Bên cạnh đó, mỗi một thông điệp được truyền tải cần phải có đầy đủ các yếu tố về nội dung, độ chính xác, thời gian.
Các bạn cũng nên lưu ý, hình thức trình bày cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiến hành kế hoạch giao tiếp hiệu quả.
Ngoài ra, cách các bạn giao tiếp sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tinh thần đội nhóm. Nếu làm tốt, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của nhân viên và trở thành tấm gương sáng để họ noi theo.
Vậy, làm thế nào để có thể giao tiếp với nhân viên hiệu quả? Tôi sẽ chia sẻ đến các bạn bí quyết giao tiếp hiệu quả dành cho quản lý phổ biến hiện nay.
Nhà quản lý NÊN giao tiếp như thế nào với đội ngũ?
Nếu các bạn tinh ý quan sát những người xung quanh bạn, đặc biệt là những.quản lý có cách giao tiếp tốt với cấp dưới. Bạn sẽ nhận ra rằng họ đều có một điểm chung như:
#1. Lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp
Việc lựa chọn phương tiện để giao tiếp với nhân viên là điều rất quan trọng.
Nếu các bạn muốn thông báo cho đội ngũ khi cuộc họp có sự thay đổi vào phút chót. Bạn nên chọn phương tiện giao tiếp bằng cách gửi tin nhắn văn bản.hàng loạt hoặc tin nhắn thoại cho nhân viên. Tuy nhiên, nó sẽ không phù hợp khi các bạn muốn cung cấp thông tin dự án mới.
Còn với việc sử dụng email, nó không phù hợp để bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện.dài với cấp dưới. Đặc biệt là nội dung liên quan đến một chủ đề nhạy cảm.
>>> Hãy học cách đọc vị tình huống và quyết định phương tiện thích hợp với nội dung truyền tải sẽ giúp thông điệp được lan truyền mạnh mẽ.
#2. Mục đích truyền tải thông điệp của là gì?
Trong mỗi cuộc trò chuyện giữa quản lý và nhân viên điều phải có mục đích truyền tải cụ thể. Nó là một trong yếu tố quan trọng trong mỗi cuộc trò chuyện.
Ví dụ như một ngày nhân viên của bạn không hoàn thành công việc đúng thời gian. Bạn nên mở ra cuộc họp kín với nhân viên đó. Thì mục đích của cuộc trò chuyện nên hướng đến việc mong.muốn nhân viên cải thiện để làm việc tốt hơn.
Và thay vì lớn tiếng la mắng nhân viên, các bạn hãy sử dụng giọng điệu thân.thiện để truyền đạt theo hướng góp ý khắc phục.
Cho nên, việc xác định rõ mục đích cuộc trò chuyện cùng với việc chọn lọc.từ ngữ, giọng điệu phù hợp. Nó sẽ giúp cho người quản lý đạt được mục tiêu truyền tải như mong đợi.
#3. Truyền đạt ngắn gọn, súc tích
Hầu hết những nhà quản lý giỏi sẽ luôn biết truyền đạt thông điệp ngắn gọn, súc tích nhất có thể khi giao tiếp với nhân viên.
Nếu như nội dung truyền tải lớn, các bạn có thể sử dụng hình thức viết hoặc nói. Vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tối đa hiệu quả thông điệp mang lại.
#4. Thông điệp rõ ràng và nêu trọng tâm vấn đề
Các bạn muốn cấp dưới có thể hiểu rõ những thông điệp mà bạn truyền đạt. Thì những thông điệp của bạn phải:
+ Rõ ràng, đi đúng vào trọng tâm của vấn đề.
+ Tránh lan man hoặc đề cập đến vấn đề qua loa.
Để tạo được một thông điệp rõ ràng, các bạn cần sắp xếp các suy nghĩ, nhiệm.vụ và mục tiêu của mình tốt hơn. Cũng như đảm bảo xây dựng lập luận vững chắc cho quan điểm mình đưa ra.
>>>Xem thêm: Nhà quản lý cấp trung – BẬT MÍ 4 bí kíp tạo nên một nhà quản lý cấp trung giỏi
#5. Chủ động đưa ra yêu cầu công việc
Đã là nhà quản lý thì phải biết giao việc thời điểm nào cho thích hợp. Nó sẽ không có hiệu quả khi giao việc vào thời điểm nhân viên chỉ mới hoàn thành nửa chừng.
Các bạn nên chủ động đưa ra mong đợi của mình với cấp dưới trước.khi có hành động nào được thực hiện. Và đảm bảo khi có bất kỳ sự phát sinh, thay đổi nào, hãy cập nhật sớm.nhất với cấp dưới của mình nhé.
Để giám sát tiến độ làm việc được hiệu quả, các bạn có thể dùng lịch để bàn hoặc lịch.trên điện thoại để nhắc nhở thời gian nên gửi thông tin cho đội ngũ.
Các bạn muốn trở thành một nhà quản lý cấp trung tài giỏi? Hãy đăng ký khóa học đào tạo Inhouse về quản lý tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY
#6. Sẵn sàng trò chuyện với nhân viên
Khi làm quản lý bạn không thể dành 100% thời gian trò chuyện với nhân viên. Nhưng các bạn hãy tạo ra môi trường để nhân viên có thể thoải mái.chia sẻ những vấn đề họ đang gặp phải với bạn.
Hãy kiên nhẫn và đánh giá cao những suy nghĩ và ý kiến của nhân viên. Điều này sẽ giúp cho nhân viên của bạn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn mà họ đang đối mặt. Khi họ cần sự giúp đỡ hoặc góp ý cải thiện để công việc được hiệu quả hơn.
#7. Tích cực lắng nghe ý kiến của đội ngũ
Để giao tiếp hiệu quả với đội ngũ, nhà quản lý nên tích cực lắng nghe ý kiến của mọi thành viên trong nhóm. Tất cả các thành viên đều mong muốn đóng góp ý kiến đa dạng và giá trị nhằm.giúp nhà quản lý kiến tạo nên những ý tưởng mới.
Đồng thời, chỉ ra những sai sót và mâu thuẫn mà trước đây nhà quản lý không nhận ra. Điều này nên diễn ra thường xuyên để xây dựng lòng tin trong đội ngũ.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho nhà quản lý có khó không?
Không phải ai cũng sinh ra có sẵn tố chất giao tiếp hiệu quả, do đó.nhà quản lý cần có thời gian để rèn luyện sử dụng ngôn ngữ giao tiếp phù hợp với đội ngũ nhân viên. Cũng như điều chỉnh và trau dồi kỹ năng giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Có như thế, các bạn mới trưởng thành và phát huy vai trò lãnh đạo của mình.
Nguồn: Theo Thrive Global – Franklincovey
Các bạn đang trong giai đoạn đầu của việc làm quản lý nhân viên nhưng chưa biết cách để giao tiếp với các thành viên như thế nào cho tốt. Hãy ĐĂNG KÝ tham gia khóa học của HomeNext Academy về đào tạo quản lý dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương.
Và NHẬN MIỄN PHÍ tài liệu chọn lọc về Quản lý NGAY HÔM NAY
Liên hệ số Hotline của HomeNext Academy để được tư vấn chi tiết về các khóa học.