Trong mỗi tổ chức hay doanh nghiệp, để giữ cho toàn bộ hoạt động luôn được vận hành trơn tru thì ngoài quản lý cấp cao, quản lý cấp trung phải là tấm gương sáng cho nhân viên cấp dưới của mình. Và đây có thể được xem là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Mặc dù vậy, việc rèn luyện một số bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về quản lý? Nhận ngay bộ quà tặng của HomeNext Academy NGAY TẠI ĐÂY
Bí kíp 1: Tạo động lực cho nhân viên
#1. Tạo động lực thúc đẩy cho mọi người
Để tạo động lực cho nhân viên cấp dưới của mình, trước tiên bạn nên tự đặt ra các câu hỏi như:
Những yếu tố gì khiến ứng viên quyết định nộp CV vào công ty của bạn?
Điều gì giữ họ ở lại thay vì ra đi để gắn bó với một doanh nghiệp khác?
→ Theo tôi, chúng ta đừng nên cho rằng tất cả là vì tiền.
Bạn nên nhớ rằng, ‘giá trị’ mới chính là thứ là giúp chúng ta giữ chân nhân viên. Nếu bạn tôn trọng các giá trị mà nhân viên cấp dưới mang lại, đương nhiên họ sẽ cố gắng hết mình để cống hiến cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ cũng là một trong những yếu tố giữ chân nhân viên.
Nếu bạn nhận thấy sức khỏe là mối quan tâm lớn nhất với nhân viên, hãy cho họ thời gian đến phòng tập thể dục và rèn luyện sức khỏe.
Nếu gia đình của họ là mối quan tâm lớn nhất, hãy tôn trọng thời gian họ có thể cần để đưa con đi học vào buổi sáng hoặc đón con vào buổi chiều.
#2. Làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái
Người quản lý cấp trung thành công là người giỏi trong việc xác định điểm mạnh của nhân viên và tán dương họ.
Ví dụ:
Trong một cuộc họp với sếp tổng của bạn, với vai trò là một người quản lý, bạn nên đề cập đến những thành tích mà nhân viên cấp dưới đã làm tốt. Thông qua lời khen ngợi trước mặt sếp, nhân viên sẽ cảm thấy rằng bạn đang đánh giá cao họ.
Bởi lẽ, những nhân viên hạnh phúc sẽ làm việc hiệu quả hơn. Vì thế, bạn nên cố gắng tạo thêm nhiều cơ hội để khen ngợi điểm mạnh của nhân viên cả công khai và riêng tư nhé!
#3. Đối xử bình đẳng với tất cả mọi người
Theo các nghiên cứu về tâm lý học, trong quá trình quản lý nhân viên, hầu hết chúng ta không công bằng như chúng ta muốn. Trong nhiều trường hợp, sự thiên vị xảy ra sâu trong tiềm thức.
Chúng ta thường có xu hướng dành sự công nhận tích cực cho:
1. Những người hay đóng góp ý kiến giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.
2. Người có thiện cảm hoặc thực sự thích chúng ta.
→ Hai nhóm đối tượng này luôn được ưu tiên trong vô thức hơn là những người thực sự có đóng góp lớn cho tổ chức.
Tuy nhiên nếu về lâu dài, những người thực sự có đóng góp mới là những người có nhiều tiến bộ và thúc đẩy thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, với vai trò là một người quản lý, bạn nên kiểm soát thái độ và hành vi của mình một cách cẩn thận. Hãy đảm bảo rằng bạn không vô tình đối xử bất công với họ.
Sẽ có một số nhân viên có tâm lý e ngại và né tránh những phản hồi tích cực hoặc sự tuyên dương giữa đám đông. Dù vậy, họ vẫn ghi nhận những đánh giá tích cực từ bạn đấy.
#4. Đối xử tốt với nhân viên của bạn
Khi bạn đối xử tốt với nhân viên và họ hài lòng với công việc của mình, họ sẽ truyền sự tử tế đó cho khách hàng và đem lại sự hỗ trợ vô giá cho hình ảnh công ty của bạn.
Hoặc, họ có thể làm điều tương tự đối với thành viên cùng phòng ban hoặc cùng team. Nhờ đó, duy trì một văn hóa tích cực cho doanh nghiệp.
Các bạn muốn trở thành một nhà quản lý cấp trung tài giỏi? Hãy đăng ký khóa học đào tạo quản lý tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY
Bí kíp 2: Đặt mục tiêu hiệu quả
#1. Không đặt mục tiêu quá cao
–> Bạn có muốn trở thành người quản lý luôn đặt mục tiêu quá cao, vượt quá khả năng của bản thân và nhân viên?
–> Hay, bạn muốn trở thành mẫu quản lý đặt ra những mục tiêu dựa trên kết quả đo lường thực tế từ quá trình làm việc vừa qua. Nhờ đó, chúng ta có thể đặt ra mục tiêu phù hợp để rút kinh nghiệm từ những hạn chế còn tồn tại?
Mặc dù việc đặt mục tiêu chỉ là sự kỳ vọng trong tương lai, tuy nhiên đây lại là bước cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý của bạn đấy!
Việc phối hợp các mục tiêu cá nhân để ăn nhịp với các hoạt động của doanh nghiệp, luôn đòi hỏi người quản lý phải huy động nhiều kỹ năng khác nhau như truyền thông, hoạch định, hỗ trợ để thực hiện và kèm theo là một hình thức khen thưởng phù hợp.
Các bạn cũng nên lưu ý, việc đo lường mục tiêu không có nghĩa là bạn phải quá thận trọng và không bao giờ đặt ra các mục tiêu cao. Bởi lẽ, một người quản lý không bao giờ dám đặt ra những mục tiêu đột phá sẽ có thể bị coi là thiếu tham vọng.
#2. Phản hồi kịp thời cho nhân viên
Quản lý cấp trung cũng nên cung cấp cho nhân viên phản hồi nhanh chóng và tập trung giúp đỡ những khó khăn trong công việc của họ.
Bạn có thể phân chia thời gian để trực tiếp gặp gỡ các team nhỏ và xem xét tiến độ công việc. Từ đó phản hồi kịp thời cho nhân viên theo định hướng mục tiêu đề ra từ ban đầu.
#3. Luôn nỗ lực để làm gương
Chắc hẳn ít nhất một lần, chúng ta đã từng chứng kiến hình ảnh người quản lý to tiếng trách mắng khi nhân viên mắc sai lầm. Tuy nhiên, khi bản thân họ mắc lỗi thì sẽ tự động “cho qua”.
Theo HomeNext Academy, nếu bạn muốn trở thành một người quản lý tốt. ĐỪNG quản lý nhân viên theo phương pháp này.
Tốt nhất, hãy tự đặt ra cho mình bảng quy tắc “khắc nghiệt” hơn để làm gương. Chính điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy bản thân được đối xử bình đẳng, được tôn trọng và cố gắng noi theo hình mẫu của bạn để phấn đấu nhiều hơn trong công việc.
Bí kíp 3: Biết cách ủy quyền trách nhiệm
#1. Ủy quyền
Khi được cất nhắc với vị trí quản lý, dĩ nhiên bạn có đủ khả năng đảm.đương tốt tất cả công việc của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tự mình làm mọi thứ.
→ Công việc của người quản lý là dạy người khác cách làm tốt công việc của mình.
Bạn có thể khởi đầu bằng việc ủy quyền cho mọi người những nhiệm vụ.mà nếu thực hiện không đúng, họ có thể sửa được.
Sau đó, dần dần giao cho họ nhiệm vụ với trách nhiệm lớn hơn khi bạn.hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của họ. Bạn không chỉ tìm hiểu xem nhân viên của mình có thể xử lý được.bao nhiêu, mà bạn đang khiến họ trở nên có giá trị hơn đối với công ty.
#2. Chịu trách nhiệm về những sai lầm của nhân viên
Khi một trong những người dưới quyền của bạn mắc lỗi, trước tiên nên xem sai lầm này là lỗi của bạn.
Những lợi ích bạn có thể tạo ra từ việc chịu trách nhiệm là xây dựng.một nền văn hóa thoải mái, ngay cả khi họ mắc sai lầm.
Bởi lẽ những nhân viên được trao cơ hội để học hỏi từ những sai lầm.của mình thường sẽ dũng cảm hơn. Họ sẽ học được cách đứng dậy từ chính nơi mình vấp ngã và chấp.nhận đương đầu với khó khăn trong tương lai.
#3. Đừng coi thường thành tích của nhân viên
Người quản lý thành công giống như một nhạc trưởng của dàn hòa âm. Một bài biểu diễn tuyệt vời là khi tất cả các nhạc công có thể cộng hưởng với nhau.
Nhiều quản lý cấp trung cho rằng, chỉ cần chăm chỉ làm việc, đóng góp nhiều cho công ty, nhận được nhiều lời khen ngợi của cấp trên thì việc được ngưỡng mộ và kính trọng là điều đương nhiên.
Chính vì quan điểm này, rất nhiều nhân viên khi đã đạt được một số thành tích nhất định bắt đầu có những biểu hiện kiêu ngạo, “ăn to nói lớn”, thậm chí có những hành động hoặc thái độ xem thường thành tích đồng nghiệp dưới quyền mình.
Trên thực tế, nếu thực sự làm tốt công việc của mình, bạn sẽ.không cần phải thể hiện quá nhiều. Tất cả mọi người (cả sếp và nhân viên cấp dưới) sẽ nhận ra và.công nhận những đóng góp tích cực từ công việc mà bạn làm.
Điều quan trọng hơn nữa, nếu bạn giữ được thái độ đúng mực, cấp trên sẽ ấn tượng rằng bạn biết khiêm tốn và động viên nhân viên bằng thành tích của mình.
#4. Thừa nhận những sai lầm của bạn
Khi mọi thứ diễn ra không theo cách bạn mong đợi, hãy thẳng thắn.thừa nhận với nhân viên của bạn. Điều này sẽ cho họ thấy rằng bạn cũng mắc sai lầm và.hướng dẫn họ cách xử lý từ những sai lầm của chính mình.
Hãy đăng ký dịch vụ đào tạo xây dựng doanh nghiệp hiệu quả dành cho công ty bạn NGAY HÔM NAY.
Bí kíp 4: Giao tiếp hiệu quả
#1. Cởi mở trong giao tiếp
Với vai trò là một quản lý cấp trung giỏi, bạn chính là cầu nối quan trọng.giữa cấp trên và nhân viên. Và giao tiếp hiệu quả chính là chìa khóa giúp bạn thực hiện tốt vai trò của mình.
Bạn nên cho nhân viên của mình biết rằng: Mọi người đều có thể đặt bất.kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào và bạn luôn sẵn sàng để lắng nghe.
Khi tất cả chúng ta cởi mở và chia sẻ cùng nhau những khó khăn, chúng ta sẽ.nhanh chóng nhận thức được các vấn đề và khắc phục sớm.
#2. Sử dụng khéo léo nghệ thuật khen chê trong giao tiếp
Giả sử nhân viên của bạn hoàn thành xuất sắc và vượt chỉ tiêu doanh số của tháng vừa rồi. Bạn dành lời khen cho những đóng góp của họ.
Tuy nhiên, gần như ngay sau đó bạn lập tức đề cập tới khó khăn và hạn chế còn tồn tại.
“Doanh số bán hàng giảm trong quý này” hoặc “Tuy doanh số tháng này tốt, nhưng về mặt bằng chung doanh thu của quý II vẫn giảm 30% so với quý I”,…
Theo bạn với tâm lý thông thường của nhân viên, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi lời khen ở vế trước hay phàn nàn ở vế sau?
Trên thực tế, bạn nên cho nhân viên thời gian để tận hưởng thành tựu họ đã đạt được. Sau đó khéo léo lồng ghép những hạn chế.còn tồn tại để nhân viên hiểu ý và tìm cách khắc phục.
Người ta thường nói, khen chê đúng cách là một bộ môn nghệ thuật. Bởi lẽ nếu kết hợp không thành công, cả hai góp ý khen.chê của bạn sẽ đều bị ảnh hưởng. Vì sao lại như vậy?
Thông thường, những điều tích cực sẽ trở nên lu mờ bởi điều.tiêu cực, và hàm ý tiêu cực mà chúng ta muốn nhân viên khắc.phục sẽ không phát huy hết tác động tiềm tàng của nó.
#3. Lắng nghe
Tục ngữ Việt Nam có câu:
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Có thể nói yếu tố quan trọng nhất để trở thành một nhà quản lý giỏi là biết được vị trí của mình và hiểu được ý muốn, suy nghĩ của người khác.
⇒ Việc tìm hiểu về một ai đó luôn bắt đầu từ những mối quan hệ trong giao tiếp
Bạn sẽ phải học cách giao tiếp, học cách xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người, kể cả những người bạn chưa bao giờ gặp. Một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng mối quan hệ là sự trung thực.
⇒ Vậy nên:
Bạn hãy trung thực trong bất cứ mối quan hệ nào. Việc lắng nghe và hiểu ý người khác chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là quá khó. Nếu muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, ngay từ bây giờ bạn hãy học thuộc nguyên tắc này, bạn nhé!
#4. Đặt câu hỏi
Những câu hỏi thông minh cho thấy rằng bạn đang theo sát cuộc trò chuyện với nhân viên của mình. Trong một số trường hợp, các nhân viên sẽ gặp một vài thắc mắc nhưng lại ngại ngần chưa dám đặt câu hỏi với bạn.
Một nhà quản lý giỏi là người có thể chủ động đặt các câu hỏi gợi.mở, giúp nhân viên của mình có cơ hội nêu lên ý kiến cá nhân.
Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để.cải thiện năng lực những cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết và kinh nghiệm.của bản thân để họ có thể từ đó mà phát triển hơn.
Chính vì vậy, hãy không ngừng nâng cao bản thân.mỗi ngày bằng cách trau dồi các kiến thức và kỹ năng để cùng nhau đồng lòng.xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững nhé các bạn!
Nguồn: wikiHow
Và nếu các bạn đang mong muốn trở thành nhà quản lý cấp trung tài giỏi. Hãy ĐĂNG KÝ khóa học của HomeNext Academy NHẬN MIỄN PHÍ tài liệu chọn lọc về Quản lý dành cho các bạn NGAY HÔM NAY.
Liên hệ đến Hotline để được tư vấn chi tiết về các khóa học: