Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ BÍ QUYẾT SỐNG CÒN CHO DÂN CONTENT 

8 cách tái sử dụng content giúp cải thiện Traffic
8 cách tái sử dụng content giúp cải thiện Traffic

8 Cách Tái Sử Dụng Content Giúp Cải Thiện Traffic Cho Website

Trong quá trình sáng tạo nội dung, doanh nghiệp sẽ sở hữu một số bài viết blog, video hay tài liệu được nhiều người quan tâm, giúp đem lại thành công cho thương hiệu. Tuy nhiên sẽ thật lãng phí nếu bạn chỉ sử dụng nó một lần và không biết tận dụng tốt để tái sử dụng chúng theo nhiều cách thức khác nhau. Trong bài viết này, cùng HomeNext Academy tìm hiểu ngay những cách tái sử dụng content hiệu quả để cải thiện hoặc nâng cao hơn lượng Traffic đổ về website của bạn nhé!

HomeNext Academy tặng bạn bộ tài liệu Content Marketing hoàn toàn MIỄN PHÍ

Tài liệu Content Marketing

Lợi ích của việc tái sử dụng content đã triển khai

Theo một nghiên cứu về nhân sự tiếp thị nội dung của Curata năm 2016, có 21% những người làm việc sáng tạo và tiếp thị nội dung có một quy trình cụ thể để tối ưu hóa việc tái sử dụng content của mình, và con số này lên đến 29% đối với các công ty tiếp thị nội dung hàng đầu.

Nhìn chung, đó là ý nghĩa của việc tái sử dụng nội dung: Bạn lấy nội dung hiện có để reup hoặc chuyển đổi hình thức của nó nếu cần để phù hợp với các nền tảng đăng lại khác. Điều này giúp bạn tiết kiệm thì giờ so với việc phải vắt óc suy nghĩ cho một thứ gì đó mới từ đầu.

Và lợi ích của việc tái sử dụng nội dung còn vượt xa cả việc tiết kiệm thời gian. Trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số, việc tái sử dụng nội dung còn:

– Giúp mở rộng phạm vi tiếp cận nội dung: Việc chia sẻ lại nội dung nhiều lần ở nhiều định dạng sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận những khán giả hoàn toàn mới.

– Cho phép tạo chiều dày cho nội dung: Hạn chế kiệt sức khi cần vận dụng trí tuệ để nghĩ ra ý tưởng mới.

– Tăng cường hỗ trợ SEO: Thân thiện với các công cụ tìm kiếm vì bạn đang tạo phần nội dung nhắm cùng mục tiêu đến các từ khóa tương tự.

Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc tái sử dụng content nhưng điều mà hầu hết chúng ta gặp khó khăn là thực hành tái sử dụng nội dung thường xuyên, đặc biệt là với các doanh nghiệp không có đội ngũ chuyên về Content Marketing. Không sao cả, sau đây, HomeNext Academy sẽ bật mí đến bạn đọc 8 cách tái sử dụng nội dung cũ, dù bạn là ai, chỉ cần đang kinh doanh thông qua trang web, đều có thể thực hiện được.

8 cách tái sử dụng content hỗ trợ cải thiện Traffic

* Đối với bài viết blog:

Nếu muốn tái sử dụng bài viết blog, HomeNext Academy gợi ý đến bạn 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

1. Chuyển đổi thành tài liệu pdf miễn phí

Nội dung Blog là một trong những hình thức cơ bản của một website, với người dùng, việc đọc blog có thể giúp họ tìm kiếm được giải pháp thích hợp cho vấn đề của mình. Nhưng hay hơn là bạn có thể giúp họ lưu lại những kiến thức mà bạn cung cấp ngay trên thiết bị cá nhân mỗi khi họ cần tìm hiểu lại, thay vì phải khó khăn tìm lại bài đăng trước đó.  

Cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là chuyển đổi nó thành tài liệu PDF miễn phí. Các tệp PDF có thể chia sẻ dễ dàng và người dùng có thể tải xuống và lưu chúng để đọc ngoại tuyến. Ngoài ra, việc chuyển đổi bài blog thành tệp PDF đóng vai trò là nam châm thu hút khách hàng tiềm năng, yêu cầu người dùng cung cấp địa chỉ Email của họ trước khi truy cập nội dung mình cần.

Ví dụ: Các nội dung blog về Storytelling được HomeNext Academy cấu trúc lại thành một tài liệu ngắn gọn chỉ dưới 100 trang. Bạn có thể đọc các chủ đề nội dung về Storytelling tại blog Content Marketing hoặc đăng ký tải nội dung tài liệu tổng hợp về thuật kể chuyện để tích lũy kiến thức đầy đủ nhất.

2. Tạo Infographic

Nội dung trực quan, chẳng hạn như infographic, đã trở nên phổ biến rộng rãi nhờ khả năng truyền tải thông tin phức tạp ở định dạng sống động, dễ hiểu. Chuyển đổi nội dung blog thành hình ảnh đồ họa hấp dẫn trực quan có thể thu hút khán giả mới và tăng cường sự tương tác. Các công cụ như Canva hoặc Photoshop giúp ngay cả những người không phải là nhà thiết kế cũng dễ dàng tạo ra những đồ họa thông tin tuyệt đẹp với khả năng tùy chỉnh kích cỡ dễ dàng hay nguồn tài nguyên dồi dào. 

Sau khi tạo ra đồ họa Infographic, chia sẻ những thiết kế này trên các nền tảng truyền thông xã hội để thu hút sự chú ý và lưu lượng truy cập quay lại bài đăng blog ban đầu của bạn. 

3. Chuyển đổi các đoạn trích nổi bật thành bài đăng mạng xã hội

Một cách tái sử dụng content cũ hợp lý khác là sử dụng những đoạn trích nổi bật, những ý chính cô đọng trong bài viết để chuyển thể thành các bài đăng trên mạng xã hội. Bạn có thể tạo các dòng chú thích thu hút sự chú ý và sử dụng hình ảnh thiết kế trực quan hấp dẫn để chia sẻ những đoạn trích này trên các nền tảng như Facebook, Instagram và LinkedIn,… 

Văn bản blog thường có nội dung dài, nhiều thông tin. Thông qua cách này, bạn không chỉ đơn giản hóa phần nội dung, khuyến khích người xem dễ tiếp nhận thông tin mà còn tăng cường khả năng thu hút lượng khách hàng mới trên các trang mạng xã hội. Từ đó khuyến khích những người theo dõi khám phá bài đăng blog hoàn chỉnh trên website, hỗ trợ tăng Traffic hiệu quả. 

Chắt lọc những đoạn trích nổi bật từ bài blog và sáng tạo lại thành bài đăng trên mạng xã hội (Nguồn: HomeNext Academy)

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm theo cách ngược lại, ví dụ nếu bạn có một bài đăng trên Facebook về một chủ đề khá hay mà blog vẫn chưa triển khai, bạn có thể nghiên cứu và viết thành bài blog với hướng dẫn chi tiết hơn dành cho người đọc quan tâm.

4. Chuyển bài blog thành Podcast hoặc Video Podcast

Ngày nay, mức độ phổ biến của Podcast và Podcast Video đã tăng vọt, mang đến cơ hội tuyệt vời để tái sử dụng nội dung bằng văn bản thành định dạng âm thanh hoặc video. 

Bạn có thể dùng giọng đọc truyền cảm để truyền tải thành lời từ nội dung trên blog hoặc thảo luận các điểm chính của nó theo cách như tâm sự, trò chuyện với khán giả. Các nền tảng như Google Podcast, Spotify, Podcast Addict,… là những nền tảng nghe Podcast được nhiều người ưa chuộng. 

Trong khi đó, việc tạo Video Podcast có thể được thực hiện trên YouTube hoặc các nền tảng chia sẻ video khác. Chiến lược chuyển đổi này khai thác các sở thích khác nhau của khán giả, không chỉ đọc mà còn lắng nghe, giúp mở rộng khả năng tiếp cận thương hiệu đến với nhiều người dùng.

Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu đào tạo đội ngũ sáng tạo nội dung chuyên nghiệp? Nhanh tay đăng ký dịch vụ đào tạo Content Marketing tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY

Đăng ký ngay Dịch vụ đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy

5. Content Syndication

Content Syndication là dạng cung cấp nội dung liên quan, các bài đăng trên blog có sẵn của bạn đến các trang web bên thứ ba. Lợi ích vượt trội của Content Syndication là thu hút Referral Traffic – lưu lượng truy cập từ các nguồn khác về website chính của doanh nghiệp. 

Hầu hết các trang đăng lại nội dung có sẵn đều sẽ dẫn nguồn chính của bài đăng để thông báo độc giả đâu là link bài viết gốc. Nếu khán giả thực sự cảm thấy nội dung hấp dẫn, thú vị và quan tâm đến nó, họ sẽ truy cập vào link dẫn nguồn để tìm hiểu sâu hơn về tác giả cũng như thương hiệu cung cấp nội dung đấy.

Các trang như LinkedIn, trang báo có uy tín hay trang web dành riêng cho thị trường ngách khác,… cho phép bạn xuất bản lại nội dung của mình, và tùy theo đối tượng người dùng, chủ đề của các trang là gì mà bạn cần lựa chọn bài đăng có nội dung tương ứng cho phù hợp. Khi người đọc thấy thương hiệu của bạn xuất hiện thường xuyên trên các trang có thẩm quyền, uy tín thì niềm tin của họ sẽ cao hơn, họ sẽ đánh giá trang web chính của bạn cũng sẽ uy tín, điều này có lợi cho việc mua sản phẩm hay dịch vụ về sau.

Ví dụ: Các bài blog thuộc chủ đề về lãnh đạo hay quản lý của HomeNext Academy thường được tái sử dụng thành nội dung chia sẻ trên các trang như: Báo Doanh nhân Sài Gòn, Diễn đàn của các nhà quản trị TheLeader, Trang thông tin điện tử tổng hợp CafeF, trang mạng xã hội kinh tế đầu tư 24HMoney…

Dưới đây là một số bài viết nổi bật của tác giả Dương Tống tại các trang báo lớn:

Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc (Đăng tại Báo Doanh nhân Sài Gòn)

Telesales bất động sản tưởng chừng đơn giản nhưng đa phần môi giới sử dụng không đúng và đây là 7 lỗi kinh điển (Đăng tại trang thông tin điện tử tổng hợp CafeF)

Nghệ thuật kể chuyện để chinh phục khách hàng (Đăng tại diễn đàn của các nhà quản trị TheLeader)

Các bài blog trên website HomeNext Academy và phiên bản trong các bài báo (Nguồn: Sưu tầm)

* Đối với nội dung video dài:

Ngoài bài viết blog, video dài cũng là một trong những dạng content có khả năng tái sử dụng hiệu quả. Mời các bạn tham khảo 3 cách bên dưới đây để có thể ứng dụng linh hoạt cho doanh nghiệp mình:

1. Chuyển đổi video dài thành các đoạn video ngắn

Cách đơn giản để tận dụng tối đa video dài là chuyển đổi chúng thành nhiều video dạng ngắn khác nhau. Nội dung video dạng dài có thể được cắt xẻ thành các đoạn ngắn với mục đích tạo Short hay các định dạng video ngắn tương ứng trên TikTok, Instagram Reels và Facebook Reel

Trích xuất những khoảnh khắc quan trọng, các nội dung nổi bật từ video dài và chia sẻ chúng dưới dạng đoạn giới thiệu hoặc phân thành các phần (phần 1, phần 2,…). Điều này không chỉ phục vụ những khán giả có thời gian chú ý ngắn hơn mà còn đóng vai trò là tài liệu quảng cáo, lôi kéo người xem tò mò với những phần video ngắn tiếp theo hoặc khuyến khích họ tìm về video có thời lượng đầy đủ.

2. Chuyển đổi video thành bài Blog chi tiết hoặc bài đăng mạng xã hội

Đối với video dạng hướng dẫn cách thực hiện một thao tác hay sử dụng một công cụ, thì hình thức chuyển đổi thành bài viết blog hay bài đăng mạng xã hội cũng là hình thức tận dụng lại nội dung tối ưu, tương tự như việc ngược lại là chuyển bài blog thành Video ở phần trước.

Một số người xem có thể không theo kịp hướng dẫn nội dung bằng video và việc tìm hay tua lại từng đoạn nhỏ nhiều lần có thể gây khó khăn cho họ. Nhưng với nội dung được làm lại bằng blog chi tiết trên website hoặc các trang xã hội, người đọc có thể di chuột để tìm lại thông tin từng giai đoạn hay từng bước hướng dẫn nếu cần một cách dễ dàng.

3. Chuyển đổi hình ảnh video thành hình ảnh có thể dùng trên mạng xã hội

Nếu video của bạn chứa hình ảnh hoặc đồ họa hấp dẫn, hãy sử dụng lại chúng thành các hình ảnh độc lập phù hợp để chia sẻ trên mạng xã hội. Các nền tảng như Pinterest, Instagram và Facebook phát triển mạnh nhờ nội dung hấp dẫn trực quan.

Bên cạnh đó, bạn có thể linh hoạt bằng cách sáng tạo hình ảnh từ chủ đề video và đăng trên nền tảng xã hội, mang lại giá trị cho khán giả định hướng bằng cả hình ảnh và văn bản. Cách này có thể là đăng một danh sách ảnh chứa những trích dẫn ngắn gọn về thông điệp nổi bật hoặc từng bước thực hiện một điều gì đó. Lúc này, bạn đồng thời đặt link vào cuối bài viết hay phần bình luận để giúp người đọc lựa chọn xem định dạng video hay đọc bản blog đầy đủ trên website.

Kết luận

Tóm lại, việc tái sử dụng content cũ một cách chiến lược là một phương pháp mạnh mẽ và bền vững để tăng cường lưu lượng truy cập và mang lại nhiều cơ hội chuyển đổi hơn cho thương hiệu. HomeNext Academy hy vọng 8 cách từ bài viết sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Chúc các bạn thành công!

Storytelling hiện là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp chạm đến cảm xúc của khách hàng. Tải tài liệu MIỄN PHÍ về Storytelling mà HomeNext Academy dành tặng bạn NGAY TẠI ĐÂY.tải ngay Tài liệu Storytelling - Chạm đến cảm xúc khách hàng bằng câu chuyện của HomeNext Academy

Liên hệ đến Hotline 0903 140 768 để được tư vấn chi tiết về các khóa học.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ