Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng muốn được thăng tiến trong công việc. Đặc biệt là được thăng chức làm quản lý, nó đã phần nào chứng minh bạn có năng lực làm việc và có thể dẫn dắt đội nhóm ở các dự án mới.
Tuy nhiên, đời đâu như là mơ, lên cấp độ quản lý chính là khởi đầu cho một thách thức khá lớn. Bạn không biết nên bắt đầu như thế nào để thành công trong vai trò này khi tất cả mọi thứ đều rất mới mẻ đối với bạn? Đừng quá lo lắng! Hãy thực hiện 7 nhiệm vụ sau đây để làm quen với công việc quản lý của mình nhé!
Bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về quản lý? Nhận ngay bộ quà tặng của HomeNext Academy NGAY TẠI ĐÂY
1. Xây dựng kỹ năng quản lý cốt lõi một cách thông minh
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn đó là học mọi thứ bạn có thể học. Đây được xem như là một chìa khoá quan trọng để thành công với tư cách là một nhà quản lý mới.
Hãy tìm hiểu về những công cụ hỗ trợ quản lý, những khoá học, những tài liệu mà bạn tự tìm được hay được công ty của bạn cung cấp. Một số công ty sẽ dành tặng món quà cho quản lý mới bằng những khoá học bổ ích, vì giá trị mà bạn nhận được từ khoá học còn nhiều hơn số tiền của khoá học ấy.
Bạn cũng không được quên cấp dưới của bạn – những nhân tố đặc biệt trong đội nhóm mà bạn quản lý. Tìm hiểu về hồ sơ nhân sự, sơ yếu lý lịch và đánh giá năng lực các thành viên trong đội ngũ của bạn, làm quen với họ để hình thành sợi dây liên kết đầu tiên của toàn đội.
2. Cố vấn có năng lực là người bạn cần tìm
Sẽ có rất nhiều tình huống không hề có trong sách hướng dẫn mà bạn sẽ phải đối mặt để xử lý. Bạn đối phó như thế nào khi một thành viên trong nhóm hoạt động kém hiệu quả? Hay bạn muốn thăng chức hoặc tuyển dụng những cá nhân nổi trội nhưng ngân sách lại không cho phép?
Có tin tốt cho bạn đây. Chắc chắn sẽ có ai đó đi trước bạn đã trải qua những tình huống mà bạn gặp phải. Vì vậy, bạn hãy tìm một người cố vấn, người mà bạn có thể thảo luận bí mật khi phát sinh các vấn đề.
Nếu người cố vấn là sếp của bạn, đương nhiên điều này rất tuyệt. Nếu không, bạn có thể tìm một người cấp cao hơn bạn hoặc một người nào đó trong công ty có khả năng tư vấn. Hay bạn có thể nhận được sự tư vấn từ chính những khoá học mà mình có được ở bước 1.
3. Thay đổi nhiệm vụ trọng tâm của bạn
Bạn được thăng chức vì bạn đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình nhờ trình độ và chuyên môn cao. Nhưng có chuyện khá khập khiễng về vị trí mới của bạn: Đó không phải là về bạn nữa. Để dễ hiểu hơn, Penelope Trunk đã từng nói trong “4 sai lầm tồi tệ nhất của một nhà quản lý lần đầu tiên” (4 Worst Mistakes of a First Time Manager):
“Trước khi bạn là một nhà quản lý, công việc số một của bạn là hoàn thành nhiệm vụ.
Bây giờ, công việc số một của bạn là giúp người khác hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.”
Người lần đầu làm quản lý sẽ thấy sự thay đổi này là một thử thách khó khăn. Tuy nhiên, nó rất quan trọng, bởi vì hiệu suất của bạn sẽ gắn liền với hiệu suất của nhóm.
Điều này có nghĩa là, nếu nhóm của bạn thất bại, chắc chắn bạn thất bại theo. Nếu họ thành công thì sao? Đương nhiên, bạn sẽ nhận được nhiều sự tín nhiệm, chứng tỏ được năng lực làm việc của mình. Nhưng bạn phải chia sẻ thành công với những người còn lại trong nhóm, nếu không họ sẽ không sẵn sàng tặng bạn sự tuyệt vời trong công việc của họ ở thì tương lai.
4. Lắng nghe và học hỏi
Nhiều nhà quản lý mới muốn nhanh chóng thực hiện những thay đổi táo bạo để chứng minh năng lực và thể hiện cho mọi người thấy là mình đang nắm quyền trong tay. Đó là một ý tưởng… tồi.
Hãy chống lại sự cám dỗ quyền lực đó bằng việc dành nhiều thời gian để hiểu đầy đủ về tổ chức và đội nhóm mà bạn đang quản lý. Sắp xếp những cuộc họp cá nhân với từng nhân viên mới để hiểu thêm về vai trò của họ. Một số câu bạn có thể hỏi họ như họ thích điều gì trong công việc đang làm, những thách thức nào mà họ đang gặp phải hay những ý tưởng mới mà bạn nên khuyến khích họ chia sẻ để cải thiện tổ chức.
Bạn không thể nào làm hài lòng được tất cả mọi người. Đó là chuyện rõ ràng. Nhưng nếu bạn nói với đội nhóm của bạn rằng “Tôi rất muốn nhận được ý kiến đóng góp của các bạn khi tôi lập kế hoạch trong tương lai”, điều này sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ tích cực và đi được một bước tiến dài nhờ giao tiếp cởi mở.
Đồng thời, hãy cho nhóm của bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe. Cho dù đó là chính sách mở cửa hay lên lịch “giờ hành chính” mỗi ngày, hãy đảm bảo nhân viên của bạn biết khi nào và bằng cách nào họ có thể liên hệ với bạn.
Và nếu bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, hãy ĐĂNG KÝ khóa đào tạo kỹ năng mềm về giao tiếp và lắng nghe tại HomeNext Academy ngay hôm nay nhé!
5. Vạch rõ các mối quan hệ trong công việc
Khi được hỏi “Sai lầm lớn nhất mà nhà quản lý mới mắc phải là gì?”, các tác giả Caitlin Friedman và Kimberly Yorio trong cuốn Hướng dẫn trở thành ông chủ cho biết: “90% phụ nữ mà chúng tôi phỏng vấn trả lời rằng họ cố gắng được yêu thích.” Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang giám sát một người từng ở cùng cấp độ với bạn.
Bạn không thể duy trì những giờ vui vẻ hai lần mỗi tuần và những buổi hẹn ăn trưa kín với bạn thân tại nơi làm việc của mình và không có cảm giác mất lòng tin và bất bình từ những người còn lại trong nhóm của bạn.
Bạn phải biết vạch rõ quan hệ rõ ràng giữa cá nhân và công việc với đội ngũ nhân viên. “Bạn biết đấy, tôi coi trọng tình bạn của chúng ta. Nhưng với tư cách là người quản lý, tôi cần đảm bảo rằng mọi người trong nhóm đều xem tôi là người công bằng và nhất quán. Vì vậy mối quan hệ công việc của chúng ta sẽ phải thay đổi.”
6. Trở thành tấm gương mẫu mực của đội ngũ nhân viên
Là một người quản lý, bạn không chỉ được nhân viên mà còn được những người khác trong tổ chức coi là hình mẫu. Bạn không thể mong đợi mọi người nỗ lực hết sức mình trong công việc nếu họ không thấy bạn làm điều gì cả. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn luôn hoàn thành công việc của mình.
Điều này có nghĩa là, bạn biết cách đáp ứng thời hạn đã đề ra, biết giữ lời hứa và uy tín với những gì bạn nói và cố gắng hết sức để đại diện cho bộ phận và công ty của bạn.
7. Báo cáo thường xuyên
Trở thành người quản lý đội ngũ không có nghĩa là bạn có thể phớt lờ đi người giám sát của bạn. Quan trọng hơn hết là bạn phải báo cáo tiến trình của cả đội nhóm cho cấp trên thường xuyên.
Điều quan trọng tiếp theo là đảm bảo các mục tiêu bạn vạch ra cho nhóm của mình gắn liền với ưu tiên của sếp. Bạn hãy thiết lập các cuộc họp để thảo luận về mục tiêu, tiến độ của bạn hay các vấn đề liên quan đến toàn bộ tổ chức. Bạn sẽ gây ấn tượng với sếp của mình bằng sự tiến bộ của nhóm nếu bạn hướng dẫn họ đi đúng hướng.
Nguồn: theo THE MUSE – Franklincovey
Trở thành một người quản lý có năng lực là một quá trình học hỏi liên tục và có lẽ sẽ không bao giờ là “dễ dàng”. Hãy cố gắng nghiên cứu, học tập để hoàn thiện bản thân mình và bạn sẽ có một khởi đầu tuyệt vời nhất.
Và nếu các bạn đang mong muốn trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp. Hãy ĐĂNG KÍ khóa học Đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy.
Và NHẬN MIỄN PHÍ tài liệu chọn lọc về Quản lý dành cho các bạn NGAY HÔM NAY.
Liên hệ Hotline 0903 140 768 của HomeNext Academy để được tư vấn chi tiết.