Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

Cách giúp nhà quản lý SUY NGHĨ TÍCH CỰC khi dẫn dắt đội nhóm
Cách giúp nhà quản lý SUY NGHĨ TÍCH CỰC khi dẫn dắt đội nhóm

Cách Giúp Nhà Quản Lý Suy Nghĩ Tích Cực Khi Dẫn Dắt Đội Nhóm

Là một nhà quản lý, bạn phải đảm trách rất nhiều việc từ xây dựng chiến lược đến quản lý hiệu suất làm việc của đội nhóm. Có những lúc mệt mỏi, lo lắng nhưng phải gượng cười để qua chuyện. Nhưng bạn có nhận ra một điều, khi bạn càng cố kiểm soát nỗi lo âu thì nó càng lấn át tâm trí bạn? Mỗi lúc như thế, bạn đều tự nhủ với bản thân: “Không sao hết, mình có thể vượt qua được.” nhưng bạn có chắc bạn sẽ không nghĩ gì về nó nữa. Với những bạn luôn có suy nghĩ tiêu cực thì điều này sẽ rất khó.

Vậy, làm thế nào để một người quản lý có thể dẫn dắt đội nhóm của mình ngay khi cả chính họ cũng đang bị những nỗi lo vây quanh? HomeNext Academy sẽ chỉ ra những cách giúp bạn biến suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực qua bài viết dưới đây.

Những suy nghĩ tiêu cực của nhà quản lý thường đến từ đâu?

Chúng ta đang sống trong thời đại internet bùng nổ, ai cũng sở hữu cho mình rất nhiều ứng dụng mạng xã hội để cập nhật những tin tức mới hay đăng những dòng trạng thái cá nhân.

Mỗi lần lướt mạng xã hội, bạn sẽ thấy có vô vàng tin tức từ giải trí đến kinh tế – xã hội, có những tin tốt rồi tin xấu cứ nối tiếp nhau xuất hiện tràn lan trên trang của bạn. Nhưng tin tốt thì không thấy, chỉ toàn thấy tin cùng những lời bình luận tiêu cực. Và nó cũng ảnh hưởng phần nào để lối suy nghĩ của bạn.

Theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2005 của tổ chức National Science Foundation của Mỹ:

suy nghĩ tích cực: nghiên cứu về suy nghĩ của con người

Không những thế, theo nghiên cứu của Đại học Duke của Bắc California do tiến sĩ Stephen Boyle là trưởng nhóm cho thấy: “Những suy nghĩ tiêu cực có hại rất lớn đến hệ thần kinh và thể chất của con người.”

Vậy nên, nếu bản thân các bạn luôn có những ý nghĩ tiêu cực, thì các bạn đang tự làm hại đầu óc và thể chất của mình mà không hay biết.

Và với những quản lý cũng vậy, họ thường xuyên trải qua những cảm xúc căng thẳng trong quá trình dẫn dắt đội nhóm. Mỗi lần diễn ra những cuộc thương lượng, tổ chức sự kiện, hay đơn giản là những hạn chót, họp tuần, bài thuyết trình,…các bạn đều phải vắt óc suy nghĩ rất nhiều, tích cực có, tiêu cực cũng có. Nó chính là nguyên nhân khiến các bạn rơi vào trạng thái căng thẳng.

Có rất nhiều lý do để giải thích cho tình trạng này:

– Bạn cảm thấy mình không kiểm soát được tình hình, mọi thứ diễn ra không như bạn mong muốn.

– Bạn không chắc chắn về quyết định của mình.

– Bạn lo sợ, mơ hồ về tương lai.

– Bạn lo lắng sẽ ảnh hưởng đến đồng đội.

– Bạn cảm thấy mình chưa làm hết sức và cần nỗ lực hơn nữa.

Trên đây chỉ là những trường hợp mà tôi đã gặp phải. Ngoài ra, còn có rất nhiều những lý do khác khiến bạn bị stress trong công việc quản lý đội nhóm.

Mỗi người sẽ có những biểu hiện lo lắng khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào lo lắng cũng là điều xấu, nhiều khi nó lại giúp ích cho những quyết định của bạn. Chẳng hạn như: Chủ động lên kế hoạch cho tương lai, tìm kiếm những giải pháp sáng tạo hay động việc đội ngũ làm việc hiệu quả,…

Song, có những lúc lo lắng quá mức bạn sẽ thấy mình chẳng làm được việc gì, bạn thường hay dễ bị sao nhãng trong công việc, việc không thành thì cảm thấy khó chịu, bực bội. Hay trong quá trình bạn đưa ra quyết định, lo âu sẽ làm suy giảm khả năng đánh giá, gạt bỏ những ý tưởng tốt và bạn hay đưa ra những quyết định vội vàng dẫn đến sai sót.

Một câu nói theo Alice Boyes được trích từ Sách “Cách Xử Lý Lo Âu: Chiến thuật điều chỉnh tâm lý và vượt qua bế tắc” có câu: “Lo âu là một trạng cảm xúc được hình thành bởi lo lắng, sự căng thẳng và khó chịu”

Từ câu nói trên có thể nhận thấy, nỗi lo âu bắt nguồn từ cảm giác tự ti. Nó làm các bạn ngờ vực về những lựa chọn, luôn phải đấu tranh tâm lý, bị ám ảnh về những vấn đề cần phải cải thiện tốt hơn. Lo âu cũng giống như màn sương trắng che lấp đi khả năng nhìn nhận, tư duy về sự vật, sự việc. Nó sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bế tắc nếu bạn không biết cách điều hướng nó trở nên tốt đẹp.

Cho nên, nếu các bạn là nhà quản lý thì phải biết rằng đôi khi mọi việc sẽ không diễn ra suôn sẻ như bạn mong đợi. Các bạn sẽ đối mặt với rủi ro, những tình huống khó khăn. Và cái đầu tiên bạn nên kiểm soát đó chính là bản thân mình. Liệu rằng bạn có khả năng để chiến thắng âu lo, hay bạn để cho nó nuốt chửng bạn và đội nhóm của bạn. Hoặc nếu gặp khó khăn, bạn có sẵn sàng chia sẻ với đồng đội của mình hay không? Hãy cùng tôi tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết nhé.

Có nên chia sẻ âu lo với đồng đội không?

Câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao để nói rằng tôi đang lo lắng? Chẳng phải một người quản lý luôn phải duy trì tinh thần đội nhóm sao?”.

Làm quản lý bạn phải xử lý rất nhiều công việc, rồi mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng lại không dám nói với ai. Bạn sợ rằng một khi bạn nói ra sẽ truyền đi những năng lượng không tốt đến đồng đội.

Dù biết rằng chúng ta cần có những lúc phải thành thật với cảm xúc của bản thân. Nhưng nếu bạn không biết cách truyền đạt thì nó sẽ trở thành nên nỗi sợ trong họ. 

Vậy, làm thế nào để bạn có thể nói sự thật nhưng không gây cảm giác lo lắng, áp lực cho cấp dưới? Làm sao để thể hiện cảm xúc nhưng vẫn tạo được sự hào hứng cho người nghe?

Một lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm cách thể hiện sự thiếu sót của mình như một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu.

Có vài cách để bạn thể áp dụng ngay sau đây:

Thứ nhất, không phải bất lực trước tình huống và không biết mình đang làm gì, mà việc nói lên cảm xúc của bạn thể hiện bạn là người hiểu rõ bản thân và khả năng nhìn nhận thực tế.

>> Lời khuyên dành cho bạn: hãy cho đồng đội của bạn thấy việc cảm thấy lo lắng là một điều hoàn toàn bình thường, nhưng đừng để cảm xúc lấn át lý trí bạn. Hãy tập trung vào việc kiểm soát và không lãng phí thời gian, năng lượng để bạn có thể nhìn nhận, suy nghĩ thấu đáo về mọi việc. Từ đó, bạn sẽ tìm ra được phương án tốt nhất cho vấn đề cần giải quyết. 

Thứ hai, là một nhà quản lý bạn hãy thể hiện sự tự tin của mình một cách khiêm tốn nhất để chấp nhận hiện thực và tin vào khả năng giải quyết vấn đề của mình.

>> Lời khuyên dành cho bạn: Nếu bạn không muốn sự tự ti đè nặng mọi người, cũng như biến khung cảnh màu hồng đẹp đẽ thành một màu u tối xa rời thực tế. Thì bạn hãy thể hiện sự tự tin của mình để truyền động lực cho đồng đội của bạn.

Thứ ba, khi bạn nói “Tôi đang lo lắng về quyết định này” sẽ thể hiện bạn chỉ quan tâm đến tính chất của quyết định. Và nó cũng thể hiện sự lo lắng này thuộc về bạn chứ không phải của người khác.

>> Lời khuyên dành cho bạn: Nếu bạn nói “Tôi biết vài bạn trong nhóm có lẽ đang cảm thấy lo lắng về vấn đề đó và tôi cũng cảm thấy như vậy.”. Câu nói này sẽ làm cho mọi người cảm thấy được gắn kết với nhau hơn về mặt tâm lý.

Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi với những kỹ năng xử lý khó khăn hiệu quả. Hãy ĐĂNG KÝ NGAY khóa đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy.

New call-to-action

Khi nỗi lo âu hình thành trong bạn dần dần nó sẽ thành một tâm bệnh và dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Là một nhà quản lý, bạn sẽ không muốn mình phải rơi tình trạng lo âu và ảnh hưởng đến đồng đội của mình đúng không?

Cho nên, những cách mà tôi nói trên chỉ có thể áp dụng khi bạn biết cách chế ngự cảm xúc của mình, phải biết làm thế nào để luôn đạt trạng thái minh mẫn, thoải mái nhất. Nếu làm được, bạn sẽ thấy bản thân vui vẻ hơn, mọi điều xung quanh bạn dù có khó khăn cỡ nào bạn cũng điều vượt qua được nó nhanh chóng.

Cũng giống như câu nói của Nelson Mandela:

“Sự can đảm không phải là không biết sợ mà là chiến thắng nỗi sợ hãi. Một người đàn ông gan dạ không phải là người không có nỗi sợ, mà anh ta biết chế ngự nó.” 

suy nghĩ tích cực: Nelson Mandela và câu nói về sự can đảm

Có rất nhiều phương pháp để giúp bạn lấy lại tinh thần lạc quan, giúp bạn thay đổi tư duy, cân bằng cảm xúc trong công việc và cả cuộc sống thường ngày.

Giải pháp cải thiện chứng lo âu cho nhà quản lý

1. Cười nhiều hơn

Có một thứ gọi là “Hormone Hạnh phúc” hay còn gọi là Dopamine – là chất giúp bạn duy trì tâm trạng vui vẻ, yêu đời cả ngày. Để có một ngày làm việc không cảm thấy mệt mỏi, đầu óc tỉnh táo thì cách tốt nhất để tăng Dopamine đó chính là cười.

Hãy cười, cười càng nhiều càng tốt. Không cần bạn phải cười toe toét, chỉ cần mỉm cười nhẹ thì mọi căng thẳng đều biến thành tích cực ngay sau đó.

Nếu bạn đang buồn, bạn có thể đứng trước gương cười một mình, cười khi chào hỏi ai đó, bạn thấy một cảnh vật đẹp cũng có thể mỉm cười với nó. Thậm chí bạn xem một bộ phim hài hước cũng có thể khiến bạn bật cười sảng khoái,…

Tóm lại, làm một việc gì đó mà bạn cảm thấy vui vẻ, có thể cười để giải tỏa căng thẳng thì thử ngay đi nhé. Vì chỉ khi bạn cười, bạn sẽ có nhiều năng lượng và thái độ tích cực để làm việc và lan tỏa năng lượng đó đến những đồng đội của bạn. Tôi tin chắc rằng, kết quả làm việc ngày hôm đó sẽ vượt trên kỳ vọng của bạn, và biết đâu bạn sẽ có những ý tưởng hay cho dự án mà bạn đang triển khai.

2. Thể thao là phải có

Vài năm trước đây, lúc ấy tôi còn là sinh viên năm cuối của trường đại học ở tỉnh. Cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh việc đi học rồi về làm hàng thủ công phụ mẹ. Nói chính xác hơn là ngồi nhiều hơn là vận động, làm mệt rồi ăn lấy lại sức.

Và cứ như thế, chứng thèm ăn càng nhiều, cân nặng cũng tăng lên, nó khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, cơ thể lúc nào cũng chao đảo. Theo bạn, với thể trạng như vậy, bạn nghĩ tôi có đủ năng lượng, tinh thần tốt để làm việc không?

Dĩ nhiên các bạn sẽ đều biết đáp án đó là gì. Đúng vậy, với tôi kiến thức đi liền với thể chất, nếu các bạn không có thể chất tốt thì khi có áp lực từ công việc hay trong cuộc sống, bạn sẽ dễ bị stress nặng và gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe cho bản thân.

Có một điều tôi nhận thấy rằng, hầu hết những người thường xuyên mệt mỏi, bệnh hoạn đều có một tâm trạng tiêu cực. Trừ những người rất đặc biệt dù bệnh hay mệt cỡ nào cũng đều lạc quan, yêu đời.

Tôi là một người hay nghĩ ngợi nhiều, có áp lực thì dễ nghĩ tiêu cực. Tôi cần phải làm gì đó để thoát khỏi tình trạng này. Và tôi đã tìm đến yoga.

Hằng ngày, tôi dậy lúc 5 giờ để tập luyện, dành 30 phút để tập và 30 phút để thiền định. So với những người thường xuyên luyện tập thì tôi chỉ bằng 1/3 giờ tập của họ.  Nhưng tôi thấy, tập ít hay nhiều không quan trọng, điểm chính ở đây là khi tập bạn có quan sát được hơi thở và cơ thể của mình hay không, có thả lỏng bản thân trong lúc tập hay không. Đấy chính là quan trọng nhất khi tập.

Cũng từ ngày biết đến yoga và thiền, tôi cảm thấy mỗi lần tập, tôi được tiếp thêm nguồn năng lượng mới, tâm trạng lúc nào cũng vui vẻ, yêu đời. Đặc biệt là sức khỏe của tôi được cải thiện, máu huyết lưu thông, trí óc trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn.

Thế đấy, tập thể dục vừa nâng cao thể chất, vừa giúp phục hồi tinh thần. Khi luyện tập, cơ thể bạn sẽ sinh ra chất BDNF (Brain – derived neurotrophic factor) là chất sẽ liên kết các nơ-ron thần kinh bên trong não giúp cho bạn suy nghĩ thông suốt hơn.

suy nghĩ tích cực: thể thao là phải có

Vì thế, nếu các bạn chưa chơi thể thao, hãy tập chơi từ ngày hôm nay nhé. Nếu bỏ chơi thể thao thì hãy bắt đầu chơi lại. Hãy chọn cho mình một môn thể thao, tập gym hay yoga để nâng cao sức khỏe cho mình. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra 15 – 30 phút để giúp cơ thể dẻo dai, nhanh nhẹn, bớt ì ạch. Tập luyện thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được thay đổi lớn bên trong bạn, khỏe hơn và thông thái hơn.

3. Bổ sung chất dinh dưỡng

Ngoài việc tăng cường tập thể thao, hãy kết hợp với chế độ ăn lành mạnh để bổ sung chất cho cơ thể và giúp bạn cải thiện chứng rối loạn lo âu. Những chất dinh dưỡng như: Choline, thực phẩm lên men, Omega-3, Chế độ ăn không gluten và đường, chất xơ…sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, giảm stress, tinh thần thoải mái khi làm việc.

4. Chấp nhận những cảm xúc tiêu cực

Có rất nhiều bạn đang phải đối mặt với những lo âu cực độ, để không còn phải nghĩ nhiều về nó, các bạn lại cố lãng quên, né tránh nó. Nhưng sự thật thì khác hẳn, càng cố né tránh thì nó càng lấn sâu trong tâm trí bạn. Bởi vì, một khi bạn chưa tìm ra đáp án cho vấn đề ấy thì nó sẽ đi theo bạn mãi.

Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nó chính là chấp nhận nỗi lo ấy, kể cả khi không mong muốn. Hãy để bản thân ý thức mình đang lo lắng. Nếu bạn còn chưa có ý thức được mình đang cảm thấy như thế nào hoặc bạn phớt lờ cảm xúc của chính mình vì e ngại nó có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất của nhà quản lý, thì bạn không thể nào đưa ra quyết định đúng đắn được.

Và để nhận biết bạn đang lo âu hay không, hãy tự hỏi bản thân các câu sau đây:

– Bạn có đang cảm thấy khó chịu không?

– Bạn có cảm thấy tim đang đập mạnh không?

– Bạn có cảm thấy dễ bị lung lay và khó tập trung không?

Hãy ngồi lại và suy nghĩ về các dấu hiệu trên, bạn chắc chắn sẽ nhận ra chúng. Nhận diện cảm xúc, gọi tên chúng và tự nói với chính mình rằng bạn đang căng thẳng.

5. Đừng bao giờ nhân rộng tiêu cực

Một tiêu cực cũng đã khiến bạn nhức đầu, nếu tiêu cực này dẫn đến tiêu cực khác thì chỉ càng khiến cho sự việc trở nên rắc rối.

Các bạn hãy để ý thường những điều tiêu cực xuất phát từ nhiều cuộc nói chuyện tán gẫu đều là bàn tán chuyện tiêu cực của người vắng mặt. Và bản thân chúng ta khi ngồi nghe một cuộc tán gẫu như thế chúng ta cũng đi theo xu hướng đó mà không hay. Những chuyện xấu đó có thể là:

– “Dạo này tôi thấy anh Minh ghét anh Thanh thì phải?”

– “Sao tôi thấy chị Bình thấy ghét quá.”

– “Tôi có cảm giác nhỏ An sống giả tạo quá.”

Những câu chuyện này chẳng biết thực hư như thế nào chỉ là do phỏng đoán của người nói. Nhưng khi nhiều người cùng bàn tán thì chuyện chưa chắc đúng cũng thành đúng, chuyện chưa đến nỗi tệ cũng sẽ trở nên quá tệ.

Thế đấy, bạn đã vô tình nhân rộng những tiêu cực ấy. Theo Luật Nhân Quả là “cho đi thì phải nhận lại” có nghĩa là khi bạn cho đi sự tiêu cực thì bạn sẽ nhận lại sự tiêu cực, có khi nhận lại là những lời nói xấu từ người khác, hoặc có khi đó là những ý nghĩ đó tự nhiên xuất hiện trong đầu của bạn. Nó giống như khi bạn muốn bắt đầu làm ăn, muốn khởi nghiệp thì nghĩ ngay tới phá sản, gặp khó khăn thì nghĩ ngay đến bế tắc, không lối thoát.

Cũng vì vậy khi chúng ta thấy những người thành công toàn nói về những ý tưởng để giải quyết vấn đề. Còn người thất bại thì luôn nói về những chuyện tiêu cực của người khác.

Nguyên nhân của xu hướng xấu này là khi bàn tán chuyện tiêu cực của người khác, chúng ta tưởng rằng mình giỏi hơn, tốt hơn người khác. Khi ảo tưởng như thế khiến chúng ta trở nên vui và tiếp tục bàn tán những chuyện không tốt. Nó như một vòng tròn lẩn quẩn mãi không dừng. Trong khi sự thật là khi càng nói tiêu cực về người khác thì bạn càng làm hại chính mình.

>> Cho nên, chúng ta phải dừng việc nhân rộng tiêu cực lại, thay vào đó là trò chuyện về những ý tưởng giúp cải thiện cuộc sống, công việc và mối quan hệ đồng nghiệp. 

6. Tạo môi trường xung quanh tích cực

Bản thân chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, chúng ta không thể nào sống tích cực được khi vây quanh chúng ta toàn những điều tiêu cực.

Chúng ta cần loại bỏ những luồng thông tin tiêu cực, chứng đừng nhận sự chỉ trích, chê bai quá nhiều vì nó sẽ không giúp ích phát triển hơn, càng làm bạn lún sâu trong buồn bã.

Các bạn chỉ nên tiếp thu những thông tin tích cực giúp bạn có thêm động lực để phát triển bản thân. Ngoài ra, việc loại bỏ những ý nghĩ xấu trong đầu, bạn sẽ có thêm thời gian để học những điều mới giúp ích cho công việc và cuộc sống của bạn.

Đăng ký ngay khóa đào tạo doanh nghiệp của HomeNext Academy nếu bạn muốn trở thành một quản lý giỏi với kỹ năng quản lý đội nhóm hiệu quả.

New call-to-action

7. Cho đi điều tích cực

Ngoài việc điều chỉnh bản thân để sống tích cực hơn, thì bạn cũng cần nhận được sự tích cực từ bên ngoài.

Để có được điều đó, bạn phải cho đi trước, mang đến sự tích cực cho người khác thì bạn mới nhận lại sự tích cực. Điều tích cực sẽ trở về theo cách riêng của nó. Không phải giúp người A thì người A sẽ trả lại cho bạn. Không phải như vậy, bạn giúp người A thì người B hoặc C sẽ mang lại tích cực cho bạn.

Những điều tích cực bạn cho đi đó là lời khen, lời động viên, lời khuyến khích hay là sự giúp đỡ trong một hoàn cảnh rất bình thường.

Mỗi lần các bạn giúp được ai đó, không chỉ là nhận được điều tích cực mà còn mang làm niềm vui cho bản thân. Nó giống như câu chuyện nhỏ của tôi.

Người ta thường nói tháng 7 âm lịch là mùa Vu Lan – báo hiếu cha mẹ. Người người đi chùa dâng hương lễ Phật, nguyện cầu cho cha mẹ. Cũng như bao người, tối ngày 17/7 âm lịch, tôi cùng gia đình bạn thân đi chùa lạy Phật.

Đầu tiên, chúng tôi đi chùa Tây Tạng Bình Dương, không có chuyện gì xảy ra cả. Chúng tôi tiếp tục lăn bánh đến ngôi chùa thứ hai – Chùa Hội Khánh. Đây là ngôi chùa lâu đời tại Bình Dương vừa rộng vừa cổ kính. Vào những ngày lễ, chùa thường có rất nhiều du khách đến viếng thăm và thắp hương. Tuy nhiên, do một phần thời gian chúng tôi đi là buổi tối, ngay thời điểm đọc kinh nên chỉ thấy vài người khách đến thắp hương ở khu vực tượng Phật, so với chùa Tây Tạng thì vắng hơn rất nhiều.

Tôi và gia đình bạn tiến vào trong khu vực tượng Phật. Vừa vào đến cổng, tôi bắt gặp cảnh tượng, những cô dì đang ngồi bệt dưới đất, trên tay cầm 3 4 bó nhang mời gọi khách mua hàng. Có rất nhiều người bán nhưng tôi ấn tượng với người phụ nữ ngồi gần cổng nhất. Dì ấy cỡ chừng 50 tuổi, dáng người vừa vặn, nhưng tôi đặc biệt chú ý đến lời nói của dì. Dường như miệng dì có tật nên khi nói khó nghe. Thấy thương dì, tôi vội đi đến mua ủng hộ.

Nhưng khi tôi đi lại, thì tôi thấy dì đang cầm bó nhang trên tay, lúc đó tôi đã sững người. Chả là lúc ấy là buổi tối, chỉ có ánh đèn đường chiếu sáng vào trong khu vực chùa, mà còn vì đứng từ xa, nên tôi không nhìn rõ nên lầm tưởng dì bán vé số thay vì nhang.

Biết mình nhìn nhầm, và cũng không ý định sẽ mua nhang nên tôi rời bước đi chỗ khác. Dù đã rời đi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy ray rứt, khó chịu. Giá như tôi làm ngơ với dì ấy thì đã không có gì. Đằng này, tôi lại chạy đến rồi lại bỏ đi, như trao cho dì ấy niềm tin rằng tôi sẽ mua ủng hộ. Khi lạy Phật, lòng tôi không yên được, cứ nghĩ về dì mãi, tôi tự hỏi: “Không biết dì có trách tôi không?; Chạy đến làm gì rồi lại không mua ủng hộ?,..

Và tưởng chừng như tôi sẽ chìm đắm trong tiêu cực, nhưng rồi một quyết định đã xuất hiện trong đầu tôi. Khi ra về, tôi chạy lại chỗ dì, đặt lên tay dì một tờ tiền. Nó xem như tấm lòng nhỏ của tôi dành cho cô. Rồi tôi nhìn thấy nụ cười của cô, nó khiến tôi cảm thấy ấm áp, tâm trạng của tôi cũng thoải mái hơn nhiều.

Câu chuyện nhỏ của tôi chỉ là một trong số các tình huống thường gặp trong đời sống. Các bạn có thể giúp một ai đó ở những tình huống khác nhau. Chẳng hạn như: nhường cho xe khác chạy trước, mua vé số ủng hộ người neo đơn, người khuyết tật, dắt tay cụ già băng qua đường,…Còn ở công ty, bạn thấy một đồng đang phải vất vả bê một thùng đồ lớn, bạn hãy chủ động giúp đỡ họ nhé, hay thấy cấp dưới đang buồn, hãy ngồi xuống, lắng nghe họ chia sẻ và đưa ra những lời khuyên chân thành với họ,…

Khi các bạn giúp được ai, dù là người bạn thích, người bạn ghét hay chỉ là người qua đường,… chỉ cần bạn giúp đỡ họ bạn đã trao cho họ niềm vui, sự tin tưởng, tín nhiệm của họ dành cho bạn. Và bạn cũng thấy, tinh thần của bạn vui vẻ, tự tin hơn.

Nói chung, chỉ cần bạn để ý đến xung quanh nhiều hơn thì tự nhiên sẽ thấy nhiều cơ hội để cho đi, bạn cho đi nhiều điều tích cực thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại nhiều điều tích cực.

8. Đừng nóng vội – Hãy chậm lại

Khi bạn gặp phải một vấn đề rắc rối trong công việc, bạn muốn nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết nhưng lại bị vây quanh bởi mớ hỗn độn trong đầu khiến bạn bế tắc. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị như thế?

Các bạn có biết không, khi bạn nôn nóng tìm ra đáp án của vấn đề thì rất dễ nổi giận và sinh ra sự tiêu cực.

Điều này không có nghĩa là bạn phải cứ tà tà rề rề mà cần tránh thái đội gấp gáp, nôn nóng. Người chậm thì không làm được việc, nhưng người luôn nóng thì việc càng tệ hơn vì sẽ làm hỏng luôn việc. Nó làm tôi nhớ đến một bài thơ thời còn đi học chúng ta đã được nghe:

suy nghĩ tích cực: Đừng nóng vội – Hãy chậm lại

Vậy đấy, các bạn không ngừng phấn đấu nhưng phải vừa sức với mình, các bạn là những người quản lý làm việc nhờ bộ não. Nếu không có sự suy nghĩ chín chắn, quá nóng vội sẽ dễ làm não bộ bị tổn thương và đưa ra quyết định sai lầm.

Điều quan trọng nhất là bạn không lười biếng, không nóng vội, biết lượng sức mình.

Cũng như nếu buộc bạn phải chinh phục 1000km mà không có phương tiện nào khác, nên chọn đi bộ thay vì chạy. Vì nếu chạy, chắc chắn bạn sẽ bị ngất xỉu trước khi đạt 100km.

9. Có niềm tin

Một điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn chính là các bạn phải niềm tin vào bản thân mình, niềm tin vào sự lạc quan và tích cực. Nếu bạn có theo đạo hay tín ngưỡng thì phải có đức tin, biến nó thành sức mạnh để giúp bạn vượt qua bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống.

Kết luận

Nói tóm lại, ai làm quản lý hay lãnh đạo đều có những nỗi niềm và áp lực riêng không thể nói cho cấp dưới nghe. Họ sợ nếu nói không đúng, hành động sai sẽ làm đội ngũ hoang mang, ảnh hưởng đến công việc của họ.

Vì vậy, hãy chấp nhận về việc mình đang không thoải mái và thừa nhận “tôi đang căng thẳng”. Hãy tìm ra nguyên nhân khiến gây ra sự lo lắng ấy và tìm cách khắc phục. Và đặc biệt hãy học cách để giúp mình trở nên vui vẻ, tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực hơn. Dù có gặp phải vấn đề gì thì đừng vội vã đi tới quyết định hay thay đổi điều gì. Hãy chậm lại, thậm chí tạm dừng đôi chút để có thể hành động đúng mục đích hơn.

Nếu anh chị đang làm quản lý và muốn trở thành quản lý giỏi, truyền năng lượng tích cực cho nhân viên. Hãy ĐĂNG KÝ khóa học đào tạo dành cho quản lý tại Bình Dương. Và nhận MIỄN PHÍ tài liệu chọn lọc về Quản lý dành cho các bạn ngay bên dưới.

Liên hệ Hotline 0903 140 768 của HomeNext Academy để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ