Mỗi người chúng ta sẽ có một năng lực lãnh đạo khác nhau, đó là thực lực, là tố chất sẵn có bên trong kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Người có năng lực lãnh đạo tốt sẽ dẫn dắt được nhân viên của mình làm việc năng suất và hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy, điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả và thành công?
Câu hỏi này chính là trọng tâm nghiên cứu của Sunnie Giles với tư cách là nhà tổ chức, huấn luyện viên điều hành và nhà tư vấn phát triển lãnh đạo. Trong khoảng thời gian tìm kiếm câu trả lời, cô ấy đã hoàn thành vòng đầu tiên của cuộc nghiên cứu với 195 nhà lãnh đạo ở 15 quốc gia trên 30 tổ chức toàn cầu.
Những người tham gia được yêu cầu chọn 15 năng lực lãnh đạo quan trọng nhất từ danh sách 74 năng lực. Sunnie Giles đã nhóm lại những năng lực hàng đầu thành năm chủ đề chính để đề xuất một loạt các ưu tiên cho các nhà lãnh đạo và các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo.
Gửi tặng bạn bộ sách Tứ thư lãnh đạo hoàn toàn MIỄN PHÍ.
1. Thể hiện tinh thần đạo đức mạnh mẽ và mang lại cảm giác an toàn
Chủ đề này kết hợp hai trong ba thuộc tính được đánh giá cao nhất. Đó là “Tiêu chuẩn đạo đức” (67%) và “Truyền đạt kỳ vọng rõ ràng” (56%).
Những thuộc tính này kết hợp lại với nhau đều nhằm mục đích tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy. Một nhà lãnh đạo với các năng lực lãnh đạo và tiêu chuẩn đạo đức cao, sẽ truyền đạt cam kết về sự công bằng đến với nhân viên của họ.
Tương tự, khi các nhà lãnh đạo truyền đạt rõ ràng những mong đợi của họ, sẽ tránh làm mọi người khuất tất và đảm bảo rằng họ đều cùng chung suy nghĩ với nhau. Trong một môi trường an toàn, nhân viên có thể thư giãn, khơi dậy những năng lực cao hơn của não bộ để tham gia đổi mới, sáng tạo.
Khoa học thần kinh (neuroscience) đã chứng thực điều này. Khi hạch hạnh nhân (một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh nhân nằm ở giữa sâu bên trong thuỳ thái dương của não) tạo ra tín hiệu đe dọa đến sự an toàn của chúng ta, các động mạch sẽ cứng lại và dày lên để xử lý sự gia tăng của lưu lượng máu lên các chi, chuẩn bị cho phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy.
Từ quan điểm của khoa học thần kinh, chắc chắn rằng việc để mọi người cảm thấy an toàn ở một mức độ sâu sắc là công việc số 1 đối với các nhà lãnh đạo.
Vì sao cảm giác an toàn là chìa khóa giúp nhà lãnh đạo quản lý nhân viên hiệu quả?
Năng lực lãnh đạo là hành động theo cách phù hợp với các giá trị của bạn. Nếu bạn thấy mình đưa ra những quyết định trái với nguyên tắc hoặc biện minh cho những hành động gây cảm giác khó chịu, có lẽ bạn cần kết nối lại với các giá trị cốt lõi của mình.
Sunnie Giles tạo điều kiện cho khách hàng của mình thực hiện một bài tập đơn giản có tên là “Deep Fast Forwarding” để giúp giải quyết vấn đề này.
Để tăng cảm giác an toàn, hãy cố gắng giao tiếp với mục đích làm cho mọi người cảm thấy an toàn. Một cách để thực hiện điều này là thừa nhận và vô hiệu hóa các kết quả hoặc hậu quả đáng sợ ngay từ đầu. Tôi gọi điều này là “làm sạch không khí.”
Ví dụ:
Bạn có thể tiếp cận một cuộc trò chuyện về một dự án bị trục trặc bằng cách nói ra. Rằng “tôi không cố gắng đổ lỗi cho bạn. Tôi chỉ muốn hiểu chuyện gì đã xảy ra.”
2. Trao quyền cho người khác tự tổ chức
Đưa ra định hướng rõ ràng, đồng thời cho phép nhân viên tự tổ chức thời gian và xác định được công việc là năng lực lãnh đạo quan trọng nhất tiếp theo.
Không một nhà lãnh đạo nào có thể tự mình làm mọi thứ. Do đó, điều quan trọng là bạn phải biết phân bổ quyền lực trong toàn tổ chức và tin vào quyết định từ những người thân cận nhất để làm việc.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhóm được trao quyền có năng suất làm việc cao hơn và chủ động hơn, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời cho thấy mức độ hài lòng trong công việc và cam kết cao hơn đối với nhóm và tổ chức của họ.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo vẫn đang chống lại việc để mọi người tự tổ chức. Họ làm vậy vì tin rằng quyền lực là một “zero-sum game” (trò chơi có tổng bằng 0 – là một tình huống trong “game theory” (lý thuyết trò chơi), trong đó những gì một người kiếm được tương đương với những gì người khác mất đi, dẫn đến thay đổi về tài sản hoặc lợi ích là bằng 0).
–> Họ không muốn cho phép người khác mắc sai lầm và họ sợ phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực từ các quyết định của cấp dưới.
Vậy làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi về việc giao quyền?
Hãy bắt đầu bằng cách nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo và sự căng thẳng thể chất phát sinh khi bạn cảm thấy vị trí của mình đang bị thách thức.
Như đã thảo luận ở trên, các mối đe dọa được nhận thức sẽ kích hoạt phản ứng chiến đấu, hoặc đóng băng trong hạch hạnh nhân. Tin tốt là chúng ta có thể rèn luyện cơ thể để cảm thấy thư giãn thay vì phòng thủ khi căng thẳng tăng cao.
Cố gắng tách biệt hoàn cảnh hiện tại với quá khứ, chia sẻ kết quả mà bạn lo sợ nhất với người khác thay vì cố gắng kiềm chế để kiểm soát. Và nhớ rằng từ bỏ quyền lực là một cách tuyệt vời để gia tăng ảnh hưởng – thứ xây dựng quyền lực theo thời gian.
Đăng ký đào tạo Inhouse cho doanh nghiệp tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY.
3. Nuôi dưỡng cảm giác kết nối và thân thuộc
Những nhà lãnh đạo “Giao tiếp thường xuyên và cởi mở” (năng lực thứ 6) và “Tạo ra cảm giác thành công và thất bại cùng nhau” (năng lực thứ 8) là những người hiểu rõ năng lực lãnh đạo là gì. Họ sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự kết nối.
Nghiên cứu cho thấy rằng cảm giác kết nối cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất và cảm hứng tích cực.
Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cảm xúc dễ lây lan ở nơi làm việc. Nhân viên sẽ cảm thấy cạn kiệt cảm xúc chỉ khi xem những tương tác khó chịu giữa đồng nghiệp.
Từ quan điểm khoa học thần kinh,“tạo kết nối” là công việc quan trọng thứ hai của một nhà lãnh đạo. Một khi chúng ta cảm thấy an toàn (một cảm giác được ghi nhận trong não của loài bò sát), chúng ta cũng sẽ cảm thấy được sự chăm sóc (kích hoạt não limbic) để giải phóng toàn bộ tiềm năng của vỏ não trước các hoạt động cao hơn của chúng ta.
Một số cách đơn giản để thúc đẩy sự gắn bó giữa các nhân viên
1. Hãy mỉm cười với mọi người, gọi họ bằng tên và ghi nhớ sở thích của họ cũng như tên của các thành viên trong gia đình.
2. Hãy tập trung chú ý khi nói chuyện với họ. Thiết lập quan điểm rõ ràng của các thành viên trong nhóm của bạn luôn có khả năng trợ giúp, hỗ trợ nếu người khác cần giúp đỡ.
3. Sử dụng một bài hát, phương châm, biểu tượng, thánh ca hoặc nghi lễ riêng của tổ chức cũng có thể củng cố cảm giác kết nối.
4. Thể hiện sự cởi mở với những ý tưởng mới và thúc đẩy quá trình học hỏi của tổ chức
Điểm chung của “Sự linh hoạt để thay đổi ý kiến” (năng lực thứ 4), “Cởi mở với những ý tưởng và cách tiếp cận mới” (năng lực thứ 7), và “Sự an toàn khi thử nghiệm và sai lầm” (năng lực thứ 10) là gì?
Nếu một người có những năng lực lãnh đạo mạnh mẽ này, họ sẽ khuyến khích học tập. Nếu không, họ có nguy cơ sẽ kìm hãm nó.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giảm lưu lượng máu đến não của chúng ta khi bị đe dọa sẽ làm giảm tầm nhìn ngoại vi (vùng nằm ngoài khu trung tâm những gì bạn nhìn thấy rõ). Ý kiến của chúng ta thiếu linh hoạt hơn ngay cả khi chúng ta đưa ra những bằng chứng trái ngược nhau. Điều này khiến cho việc học tập gần như không thể thực hiện được.
Để khuyến khích học tập giữa các nhân viên, trước tiên các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng họ phải tự cởi mở để học hỏi. Cố gắng tiếp cận các cuộc thảo luận giải quyết vấn đề mà không có chương trình hoặc kết quả cụ thể. Giữ lại phán xét cho đến khi mọi người đã nói, và cho mọi người biết rằng tất cả các ý tưởng sẽ được xem xét. Một sự đa dạng hơn về ý tưởng sẽ xuất hiện.
Thất bại là cần thiết để học hỏi. Nhưng việc chúng ta không ngừng theo đuổi kết quả cũng có thể khiến nhân viên không thể nắm bắt cơ hội. Các nhà lãnh đạo có năng lực phải tạo ra một nền văn hóa ủng hộ việc chấp nhận rủi ro để giải quyết xung đột này.
Một cách để làm điều này là sử dụng các thử nghiệm có kiểm soát. Ví dụ như A/B testing:
Đây là một quy trình trong đó hai phiên bản A và B sẽ được cùng so sánh trong một môi trường hay tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn.
Thử nghiệm này cung cấp một nền tảng cho xây dựng trí tuệ tập thể để các nhân viên cũng học hỏi từ những sai lầm của nhau.
>>> Xem thêm: 6 kỹ năng lãnh đạo CẦN THIẾT của một nhà quản trị TÀI BA
5. Nuôi dưỡng sự phát triển
“Cam kết với quá trình đào tạo liên tục” (năng lực thứ 5) và “Phát triển thành một nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo” (năng lực thứ 9) tạo nên hạng mục cuối cùng.
Khi các nhà lãnh đạo thể hiện cam kết đối với sự phát triển, nhân viên sẽ có động lực để đáp lại, bày tỏ lòng biết ơn hoặc lòng trung thành của họ bằng cách đi xa hơn.
Một trong những cách hiệu quả để truyền cảm hứng tới nhóm của bạn đó là: Hãy khuyến khích, hỗ trợ đào tạo và động viên. Đồng thời có thể tham gia tài trợ cho các dự án quan trọng của nhân viên.
Kết luận
Năm nhóm năng lực trên đây sẽ không phải dễ dàng để đạt được, bởi lẽ nó đặt ra rất nhiều thách thức đáng kể đối với những người đang rèn luyện năng lực lãnh đạo. Nhưng với thái độ cầu thị và tự nhìn nhận bởi thân, chúng ta sẽ có thể tự tạo cho mình rất nhiều cơ hội để cải thiện hiệu suất của nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn: Sunnie Giles
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cải thiện năng lực lãnh đạo, hãy đăng ký ngay khoá học Đạo tào doanh nghiệp của HomeNext Academy.
Nhận ngay trọn bộ Ebook 3 cuốn sách hay về lãnh đạo HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Liên hệ HOTLINE để được tư vấn chi tiết về các khoá học tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY.