Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ BÍ QUYẾT SỐNG CÒN CHO DÂN CONTENT 

Viết META DESCRIPTION hấp dẫn hơn nhờ 5 bí quyết này
Viết META DESCRIPTION hấp dẫn hơn nhờ 5 bí quyết này

Viết META DESCRIPTION hấp dẫn hơn nhờ 5 bí quyết này

Trong những ngày đầu thành lập, USA Today – một tờ báo được xuất bản bởi Gannett Corporation phân phối khắp Hoa Kỳ và được mệnh danh là “McPaper” vì những câu chuyện rất ngắn.

Không giống với các đồng nghiệp ở các tờ báo khác, các phóng viên tại USA Today phải tóm tắt những tin tức lớn trở thành một vài đoạn văn ngắn.

Nhiều người trong nghề đã chỉ trích các bài báo của USA Today chỉ vì sự vắn tắt của chúng. Nhưng có lẽ các nhà phê bình đó đã bỏ lỡ một tài năng cần thiết để tổng hợp và viết một bản sao ngắn gọn.

Đó là một kỹ năng được các content maketers đánh giá cao, đặc biệt là trong mọi phần nội dung kỹ thuật số đều cần một Meta Description (thẻ mô tả – thẻ Meta) như hiện nay. Và thậm chí, nhiệm vụ của họ còn khó khăn hơn những gì mà các nhà báo USA Today phải đối mặt. Đó là phải tóm tắt nội dung bất kể nó dài bao nhiêu và phải gói gọn trong 156 kí tự.

Thẻ mô tả không thể chỉ có sự ngắn gọn mà còn phải thu hút người đọc hành động. Chúng là một trong hai yếu tố mà người tìm kiếm sử dụng để quyết định xem nội dung của bạn có đáng để họ nhấp chuột hay không.

Sau đây, HomeNext Academy xin bật mí 5 bí quyết để thẻ mô tả trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết mà bạn nên biết.

HomeNext Academy tặng bạn bộ tài liệu về Content Marketing HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

1. Xem xét đến người tìm kiếm 

Bạn nên suy nghĩ về lý do tại sao độc giả của bạn sẽ tìm kiếm chủ đề này. Đầu tiên là xác định các từ khóa mục tiêu cho bài viết – điều này giúp bạn hiểu đối tượng tìm kiếm của mình là ai.

Ví dụ: Hãy xem xét thẻ mô tả của Search Engine Journal (cho bài viết về cách tạo thẻ mô tả): “Thẻ mô tả là một thẻ HTML cung cấp cho các công cụ tìm kiếm và dụng cụ dò tìm mô tả về nội dung của trang.”

Trong khi Bright Edge viết thẻ mô tả cho bài viết của mình theo cách này: “Thẻ mô tả là thông tin xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm bên dưới tiêu đề về trang của bạn / URL của trang.

Meta Description: xem xét đến người tìm kiếm

Cả hai trang web trên đều giải thích về thẻ mô tả. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng cụm từ “thẻ HTML”, Search Engine Journal cho biết web của mình phục vụ đối tượng muốn tìm hiểu về các kỹ thuật SEO. Mặt khác, Bright Edge viết bài cho các đối tượng mang tính chung chung hơn, bởi vì nó nhắm mục tiêu đến các nhà tiếp thị nói chung.

Vì thế, bạn hãy đảm bảo thẻ mô tả phù hợp với ý định tìm kiếm của đối tượng khách hàng mục tiêu.

2. Nên bao gồm các từ khóa chính

Bạn sẽ tìm thấy vô số lời khuyên bằng sách vở nói rằng bạn nên tránh lặp lại từ đã được sử dụng ở câu trước đó. Nghĩa là nên tránh lặp lại từ trong tiêu đề và thẻ mô tả của mình.

–> Xin đừng làm như vậy.

Tạo một thẻ mô tả hấp dẫn là việc thu hút mọi người đọc nhấp vào nội dung của bạn. Trong đoạn Meta Description có chứa từ khoá trùng khớp với từ khoá mà người dùng tìm kiếm trên Google, những từ khoá đó sẽ được Google in đậm để làm nổi bật chúng lên. Sự nhấn mạnh này sẽ làm cho liên kết đến website của bạn trở nên thu hút và đặc biệt.

META DESCRIPTION: nên bao gồm các từ khoá chính

Bạn mong muốn tạo ra những thẻ Meta Description chuyên nghiệp và thu hút? Nhanh tay đăng ký khóa đào tạo cho doanh nghiệp của bạn NGAY HÔM NAY

New call-to-action

3. Thu hút lượt click chuột 

Có vẻ như chỉ có hai tùy chọn cho thẻ mô tả:

  1. Trả lời trực tiếp truy vấn tìm kiếm.

  2. Cung cấp vừa đủ để kích thích sự tò mò của người tìm kiếm, để họ nhấp vào liên kết rồi đọc toàn bộ câu chuyện trên trang web của bạn.

Nếu mục đích duy nhất của bạn là đưa ra câu trả lời, hãy trả lời câu hỏi một cách trực tiếp (nhưng mong đợi lượt click chuột ít hơn). Nếu bạn chỉ muốn nhấp chuột, hãy đi theo hướng tò mò.

Trong hầu hết các trường hợp, có lẽ tốt nhất là không nên đi theo cách này hay cách kia. Hãy xem xét một cách tiếp cận kết hợp cho thẻ mô tả của bạn. Đó là đưa ra câu trả lời (ngay cả khi đó không phải là câu trả lời) và vẫn thu hút sự quan tâm của độc giả để họ muốn đọc thêm.

Bạn có thể làm điều này bằng cách viết Meta Description giải thích những gì độc giả sẽ nhận được khi họ chọn đọc nội dung của bạn chứ không phải của bất kỳ ai khác.

Kết hợp với những cụm từ: Xem ngay, Tải ngay, Miễn phí,… cùng lời văn lôi cuốn để người dùng chú ý và click chuột nhiều hơn.

Meta Description: thu hút lượt click chuột

4. Thêm tên công ty trong thẻ mô tả. Tại sao không?

Nếu công ty của bạn có đủ tính nhận diện thương hiệu trong ngành, hãy sử dụng tên của công ty trong thẻ mô tả (hoặc tiêu đề). Nó mang lại một yếu tố đáng tin cậy mà các kết quả khác có thể không làm được như vậy.

Đây chính là một hình thức marketing làm nổi bật bản sắc thương hiệu, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng.

Meta Description: thêm tên công ty vào phần mô tả

Hãy đăng ký khóa học dành riêng cho doanh nghiệp tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY.

5. Đừng tránh dấu chấm câu, mặc dù nó được tính vào 156 ký tự

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên tránh thói quen đó. Người tìm kiếm sẽ xem xét các kết quả để hiểu ngữ cảnh của nội dung – họ hiếm khi đọc từng từ một trong thẻ mô tả. Vì vậy, hãy làm cho nó dễ hiểu trong nháy mắt.

Khi bạn viết, hãy nghĩ về cách mà mô tả sẽ xuất hiện. Có dễ dàng chọn từ khóa và vấn đề khi đọc không? Hay người tìm kiếm sẽ phải đọc kỹ để có được ý chính? Nếu là câu thứ hai, hãy viết lại nó bằng cách sử dụng ít từ hơn, nhiều câu hoặc ngắt quãng.

Thêm một chút khoảng trống vào mô tả của bạn cũng giúp nó nổi bật giữa một biển kết quả – đặc biệt là những kết quả hay nhồi nhét tất cả mọi thứ có thể.

Meta Description: đừng tránh dấu chấm câu

6. Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

1. Chứa từ khoá chính

Từ khoá chính là yếu tố quan trọng nhất trong thẻ mô tả. Khi viết Meta Description, bạn nên để từ khoá chính ở 50 – 70 kí tự đầu tiên của thẻ mô tả. Nếu không đảm bảo được điều này, bạn vẫn phải để từ khoá đó xuất hiện trong thẻ mô tả. Bởi vì các công cụ tìm kiếm như Google thường sẽ tô đậm từ khoá đó trên thẻ mô tả khi người dùng tìm kiếm những từ ngữ trùng khớp với từ khoá.

2. Dễ hiểu, dễ đọc và hấp dẫn

Sự ngắn gọn của thẻ mô tả không có nghĩa là nó chỉ ngắn tầm vài ba từ. Mà là cần phải có đủ câu chữ để vừa không vượt quá giới hạn kí tự mà vẫn dễ đọc và dễ hiểu.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng từ khoá chính vào thẻ mô tả. Nếu bạn để quá nhiều từ khoá vào Meta Description, điều này sẽ khiến người đọc có cảm giác như mình bị lạc vào một trang web spam. Và đương nhiên, họ “bỏ chạy” khỏi web và sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn.

Với một nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc sẽ tác động rất nhiều đến quyết định hành động của khách hàng. Nhưng tốt nhất là vẫn phải đảm bảo sự phù hợp với nội dung bài viết và thị hiếu tìm kiếm của khách hàng.

3. Độ dài hợp lý và không được trùng lặp

Mặc dù dạo gần đây Google đang thử nghiệm những đoạn Meta Description dài hơn thì độ dài phù hợp cho thẻ mô tả nên dài từ 120 đến 150 ký tự. Nếu vượt quá giới hạn, đoạn văn phía sau chắc chắn sẽ mất hút trên màn hình hiển thị. Đó là lý do tại sao nên để từ khoá chính ở vị trí phần đầu của thẻ Meta.

Thẻ mô tả không được viết trùng lặp mà phải viết khác nhau cho mỗi bài viết hay mỗi trang như thẻ tiêu đề. Nếu bạn cố ý copy-paste hàng loạt thẻ Meta, Google có thể sẽ tìm đến và “gõ đầu” trang web của bạn.

Meta Description ở wordpress

Meta Description ở WordPress 

Meta Description ở hubspot

Meta Description ở Hubspot

Nguồn: Tổng hợp

7. Kết luận

Trên đây là một số chia sẻ về bí quyết viết thẻ Meta Description. Nếu không có thẻ mô tả, bạn đã làm giảm đáng kể tính tối ưu SEO của trang web cũng như bài viết của bạn. Mong rằng sau nhiều sự cố gắng và thực hành, bạn sẽ có được cách viết Meta Description hấp dẫn thu hút người dùng tìm kiếm của riêng mình.

Và nếu như bạn là doanh nghiệp đang có nhu cầu để cải thiện chất lượng viết content cho đội nhóm của bạn. Hãy ĐĂNG KÝ NGAY khóa học Content Marketing của HomeNext Academy.

NHẬN NGAY bộ tài liệu Content Marketing đầy hấp dẫn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Hoặc liên hệ đến số HOTLINE của chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ