Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ BÍ QUYẾT SỐNG CÒN CHO DÂN CONTENT 

show, don't tell - Bí quyết cho những bài viết tuyệt vời
show, don't tell - Bí quyết cho những bài viết tuyệt vời

Show, Don’t Tell: 3 Cách Để Có Những Bài Viết Tuyệt Vời

Trong một bài viết, để miêu tả (show) một sự việc gì đó thông qua những con chữ mà không cần kể (don’t tell) thực sự rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là một trong những kỹ thuật viết quan trọng nhất mà bạn cần nắm vững nếu muốn bài viết của mình nổi bật.

Trong quá trình sáng tạo bài viết, “kể lể” là một trong những thói quen khó bỏ của nhiều bạn. Có rất nhiều người viết văn phải đấu tranh với nó thường xuyên. Tuy nhiên, viết để “show” thú vị hơn nhiều so với viết để “tell”.

Trong bài viết này, bạn sẽ biết được “show, don’t tell” là gì? Đồng thời, xem một số ví dụ cụ thể và tìm hiểu một số mẹo đơn giản để củng cố phong cách viết của bạn.

HomeNext Academy tặng bạn bộ tài liệu về Content Marketing HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Show, Don’t Tell là gì?

“Show, don’t tell” là một lời khuyên phổ biến để viết một cách sáng tạo với nhiều giác quan hơn, cho phép người đọc của bạn nghe, nhìn, nếm, chạm và ngửi giống những gì mà nhân vật của bạn đã trải qua.

Đây là một lời khuyên đặc biệt thường xuyên dành cho các nhà văn mới, những người thường sử dụng phương pháp kể quá nhiều trong phần mô tả hoặc thường xuyên dùng các trạng từ không cần thiết. Do đó, làm chậm nhịp độ câu chuyện và khiến người đọc cảm thấy mất thời gian.

Ngôn ngữ mô tả sẽ giúp trải nghiệm của người đọc trở nên trực quan hơn. Nó cho phép họ tưởng tượng những gì một nhân vật trải qua trong thời gian thực đối với nhân vật đó.

Vì vậy, kỹ thuật “Show” sẽ giúp người đọc cảm giác như mình đang hóa thân vào nhân vật. Đây cũng là mục tiêu mà tất cả các nhà sáng tạo nội dung muốn đạt được.

Như Anton Chekhov đã nói: “Đừng nói với tôi là mặt trăng đang sáng. Hãy cho tôi thấy ánh sáng đang lấp lánh trên mảnh kính vỡ.”

show, don't tell - Bí quyết cho những bài viết tuyệt vời

Làm thế nào để bạn sử dụng kỹ thuật “Show, Don’t Tell”? Sau đây là một số mẹo dành cho bạn.

1. Hãy cụ thể hơn

Quy tắc đơn giản nhất nếu bạn muốn thực hiện kỹ thuật “Show” là chỉ viết các tình tiết cụ thể. Tính cụ thể sẽ lấp đầy những khoảng trống trong cách kể của bạn. Sau đây là một ví dụ tiêu biểu:

Họ bay từ Đà Lạt đến thành phố Hồ Chí Minh để xem buổi hoà nhạc. Cả hai đều rất thích nó. Nhưng ngày trở về, chuyến bay của họ lại bị hoãn vì bão lớn. Thế nên họ quyết định ở lại thêm một đêm nữa và đi xem buổi biểu diễn một lần nữa.

Có phải bạn thấy tất cả đều khá mơ hồ, phải không? Họ là ai? Họ đã xem buổi hoà nhạc gì và ở nhà hát nào? Tại sao họ thích nó?

Để thể hiện thay vì kể, bạn phải xem xét để cảm thấu câu chuyện của mình. Để khai thác hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng các động từ mạnh để thể hiện những gì nhân vật đã làm, cảm thấy và trải nghiệm.

Dưới đây là ví dụ thứ hai với một số câu hỏi đã được trả lời:

An và Bảo bay từ Đà Lạt đến thành phố Hồ Chí Minh bằng chiếc máy bay Boeing 747. Họ lấy va li, bắt taxi về khách sạn và nhận phòng. An nói: “Em rất nóng lòng được xem “MAMA”. Em đã chờ ngày này rất lâu rồi. Anh sẽ thích nó đấy.”

Bảo lắc đầu. “Anh không hiểu. Đó chỉ là một buổi biểu diễn của mấy người nước ngoài trông có vẻ đẹp trai? Nghe thật ngu ngốc.”

An mỉm cười. “Tin em đi. Anh chỉ cần tin em là được.”

Khách sạn của họ chỉ cách nhà hát Hoà Bình vài dãy nhà nên họ đi bộ đến đó. Bảo chưa bao giờ nhìn thấy những tòa nhà cao hay nhiều người đi bộ trên đường như vậy.

Khi họ đến nhà hát, An nhận thấy mắt của Bảo đã mở to hơn một chút, miệng anh ta hơi chùng xuống. Sảnh chính được dát vàng và đá cẩm thạch trắng, với hàng trăm người xúng xính trong trang phục áo choàng và những bộ vest sang trọng. Bảo không nói gì nhiều. Cuối cùng, họ đã ngồi vào chỗ của mình, và đèn tắt. Anh nắm lấy tay An.”

Hãy dừng lại một chút. Sau khi xác định cụ thể, câu chuyện của bạn có thể dài hơn rất nhiều. Số lượng từ tăng lên, mặc dù không phải lúc nào cũng theo hướng bạn muốn. Nhưng nhìn chung, ít nhất là trong ví dụ này, phần thể hiện đã tốt hơn một chút so với đoạn văn kể nhạt nhẽo.

Thay vì “họ”, giờ đây chúng ta có hai nhân vật An và Bảo. Chúng ta biết thêm một chút về “họ”, rằng An có văn hóa hơn một chút, trong khi Bảo cảnh giác hơn về điều đó. Chúng ta có được một cái nhìn thoáng qua về nhà hát.

Ví dụ thứ hai đã làm tốt hơn việc ghi nhớ trong tâm trí người đọc. Người đọc có được cảm xúc gắn bó với câu chuyện theo cách mà ví dụ trước không làm được.

Bạn mong muốn tạo ra những bài viết chuyên nghiệp và thu hút? Nhanh tay đăng ký khóa đào tạo cho doanh nghiệp của bạn NGAY HÔM NAY.

New call-to-action

2. Hãy chất vấn câu chuyện của bạn

Trong một câu chuyện, vẫn có nhiều chỗ cần tính cụ thể, đó là lý do tại sao bạn luôn phải kiểm tra chặt chẽ câu chuyện của mình.

Bạn phải làm rõ được các chi tiết nhỏ của câu chuyện: Chuyến bay của họ như thế nào? Tại sao Bảo lại lo sợ khi đến thành phố Hồ Chí Minh? Bản chất  mối quan hệ của họ là gì?

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng việc “Show”. Dưới đây là một ví dụ về việc nhồi nhét quá nhiều thông tin cụ thể vào bài viết:

“An và Bảo bay từ thành phố Hồ Chí Minh về lại Đà Lạt trên chiếc Boeing 747. Chuyến bay hạ cánh lúc 19h30 tối tại sân bay Liên Khương.

Khi họ trở về Đà Lạt, Bảo quay sang cô ấy và nói, “Em biết không… đó là lần đầu tiên anh đi máy bay.” Anh ta ngập ngừng thổ lộ.

“Cái gì?” An nói. “Tại sao anh không nói với em?”

“Anh không muốn em biết rằng mình chưa rời Đà Lạt bao giờ.”

Cô nắm lấy tay Bảo, hôn lên má anh và dịu dàng nói.

“Em sẽ vẫn yêu anh, ngay cả khi anh là một người dân tộc Mạ.”

Cả hai đều mỉm cười và anh hôn cô ấy lần nữa.”

Điều đó chắc chắn cụ thể hơn, nhưng cũng sẽ làm cho câu chuyện dài hơn. Và điều đó có nghĩa là mặc dù “Show, Don’t Tell” thường là một lời khuyên tốt, nhưng không phải lúc nào việc “Show” cũng phù hợp. 

3. Khi nào nên Show và khi nào nên Tell?

Đôi khi, việc “Show” lại không phù hợp với bài viết của bạn. Do đó, bạn phải kết hợp với kỹ thuật “Tell”.

Vậy, làm thế nào để bạn biết khi nào nên “Show, Don’t Tell” và khi nào “ Show and Tell”? Dưới đây là một hướng dẫn ngắn gọn dành cho bạn: 

Nên dùng “Show” nếu:

1. Đó là một cảnh quan trọng, giống như điểm cao trào trong câu chuyện của bạn.

2. Bạn đang đưa người đọc vào một khung cảnh và cần mô tả ngắn gọn các chi tiết của bối cảnh để họ có thể hình dung ra nó.

3. Đó là thời điểm của một cuộc xung đột lớn, kịch tính hoặc đang khủng hoảng.

4. Bạn đang trình bày một cuộc trò chuyện quan trọng, đầy kịch tính và cuộc đối thoại giữa hai nhân vật thúc đẩy cốt truyện.

Hãy cho biết cảnh đó có tính thú vị, kịch tính, diễn biến câu chuyện, phát triển nhân vật hay không? Cho biết liệu nhân vật có trải nghiệm cảm xúc trong cảnh đó hay không? Chỉ khi làm như vậy, bạn mới có thể đưa người đọc vào góc nhìn của nhân vật.

Nên dùng “Tell” nếu:

1. Bạn chủ yếu cung cấp thông tin mà người đọc cần biết nhưng điều đó không thúc đẩy cốt truyện.

2. Đó là thời điểm không quan trọng trong câu chuyện của bạn.

3. Bạn đang liên kết hai cảnh kịch tính cao và cần phải bỏ qua một trong những khoảng thời gian ít kịch tính hơn.

4. Cảnh này nhàm chán, không mang tính then chốt, không kịch tính. Chủ yếu là giải thích hoặc cung cấp thông tin.

Hãy cho biết cảnh đó có quan trọng và kịch tính hay không? Nó có giải thích hoặc cung cấp được thông tin nào mới hay không?

>>> Xem thêm: 7 sai lầm khi sử dụng Storytelling khiến bài viết nhàm chán.

Làm thế nào để tìm sự cân bằng giữa Show và Tell?

Mỗi câu chuyện cũng giống như một chiếc đàn phong cầm. Bạn có thể biến hóa vô hạn như những tổ hợp phím đàn và nút bấm, nhưng việc này có thể khiến bài viết của bạn quá dài. Nhiều trường hợp, để thể hiện hiệu quả những gì muốn kể, bạn sẽ cần cắt bỏ những chi tiết không cần thiết trong câu chuyện của mình.

Và nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo content giỏi, hãy ứng dụng show và tell như một phần tự nhiên của bài viết nhé!

Nguồn: The Write Practice

Đừng quên ĐĂNG KÝ NGAY khóa học viết Content Marketing của HomeNext Academy để trở thành một người sáng tạo nội dung tuyệt vời nhé. 

Tặng bạn bộ tài liệu Content Marketing HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ ngay hôm nay.

Liên hệ đến Hotline 0903 140 768 để được tư vấn chi tiết về các khóa học:

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ