Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

xây dựng văn hoá niềm tin trong doanh nghiệp
xây dựng văn hoá niềm tin trong doanh nghiệp

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Văn Hóa Niềm Tin Trong Doanh Nghiệp?

Có rất nhiều yếu tố để khiến một nhân viên đang làm việc ở công ty bạn lại chạy sang công ty khác làm việc. Họ có thể trình bày là vì lý do sức khỏe, hay phải chuyển nơi ở, hay vì không thích hợp với nghề hiện tại…Vâng, họ sẽ có vô vàn lý do để xin nghỉ nhưng chưa chắc đó là sự thật.

Tặng MIỄN PHÍ bộ sách về Lãnh đạo dành cho các bạn NGAY HÔM NAY.

Trọn bộ tứ thư cho các nhà lãnh đạo

Thật ra, không ai ép buộc một nhân viên phải gắn bó mãi với một doanh nghiệp, tổ chức nào cả. Họ luôn có những mong muốn, khát khao trải nghiệm và học hỏi ở nhiều môi trường khác nhau. Nhưng nếu tình trạng nghỉ việc quá nhiều trong thời gian ngắn thì chắc chắn câu chuyện sẽ khác và vấn đề này cần phải được giải quyết.

Thế thì, điều gì đã khiến cho họ có ý định xin nghỉ việc nhiều nhất? Tôi sẽ bật bí cho các bạn một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đó là văn hóa niềm tin.

Niềm tin trong văn hóa doanh nghiệp được xem là một “nguyên tố” thiết yếu để xây dựng các mối quan hệ nơi làm việc. Nó ảnh hưởng đến sự hài lòng và khả năng giữ chân nhân tài. Thậm chí là ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất của nhân viên.

Tại sao doanh nghiệp cần có văn hóa niềm tin?

Có một câu chuyện vào thời điểm 3 năm trước, tôi từng làm việc cho một công ty linh kiện điện tử, đây cũng là công việc đầu tiên của tôi khi mới ra trường. Lúc ấy tôi chỉ là sinh viên mới chân ướt chân ráo bước vào đời, có khá nhiều mộng mơ và hi vọng cho tương lai.

Vào ngày đầu đi làm, tôi phải tập làm quen với môi trường mới, lúc đầu tôi còn khá bỡ ngỡ và ngại ngùng. Với một đứa sống nội tâm như tôi, việc hòa nhập để giao tiếp tốt với đồng nghiệp cũng khó như hái sao trên trời vậy. Tôi thường hay tự hỏi mình:

“Làm cách nào để có thể bắt chuyện với mọi người?”; “Tôi có thể hòa nhập được với mọi người không?”; “Lỡ như tôi có nói sai thì có bị ai ghét không?”;…

Và cứ thế, tôi tiếp tục suy diễn ra mấy chuyện không đâu. Cho đến khi, một tiếng nói cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:

– Em đang ngồi suy tư gì thế Linh?

Chất giọng cuốn hút, ngước mặt lên nhìn, trước mắt tôi là một chị gái xinh xắn, dáng người cao gầy như model, chắc phải cỡ 1m70. Đó là chị Mai, người sẽ hướng dẫn công việc cho tôi. 

Cũng từ ngày đó, tôi đã bị chinh phục bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, giọng nói ấm áp. Và hơn nữa chị Mai luôn nhiệt tình hướng dẫn công việc và bắt chuyện với tôi. Tính ra so với những đồng nghiệp khác, tôi chỉ chào hỏi xã giao, còn với chị Mai thì còn hơn như thế, cứ như hai chúng tôi đã quen biết lâu lắm rồi.

Chị ấy lớn hơn tôi 3 tuổi, thời điểm đó là đồng nghiệp cùng team thiết kế bản vẽ kỹ thuật cho linh kiện. Quen nhau chỉ vài tháng nhưng chúng tôi cứ như chị em ruột, lúc nào cũng dính nhau như hình với bóng. Chúng tôi hay trò chuyện cả về công việc lẫn mấy câu chuyện vặt vãnh trong cuộc sống. 

Ngày qua ngày, chúng tôi lại càng thân nhau qua những lần đi cà phê, đi du lịch. Hay những lần nghe chị kể về chuyện nghề, những trải nghiệm của chị nó khiến tôi hào hứng, có thêm động lực. Tôi ước rằng mai này tôi sẽ trở thành một người giỏi giang như chị. 

Tôi cho đây là một sự may mắn vì vừa có được công việc tốt, vừa có được chị đồng nghiệp dễ thương luôn bên cạnh giúp đỡ. Thật sự là quá may mắn, các bạn có nghĩ như vậy không?

Nhưng không đâu các bạn ạ, mọi chuyện bây giờ mới thật sự bắt đầu.

văn hoá niềm tin trong doanh nghiệp

“Tôi nghĩ rằng mình thật may mắn khi có được một công việc tốt và một người đồng nghiệp thật tuyệt vời. Nhưng… đời không như là mơ.”

Nếu tôi nhớ không nhầm đó là thời điểm cuối năm 2019. Lần đó, lô hàng bị trả về do một số sai sót trong khâu thiết kế. Chị Mai là người chịu trách nhiệm chính cho bản vẽ nên bắt buộc phải làm bản tường trình gửi lên ban giám đốc.

10 giờ đêm hôm đó, tôi nhận được cuộc gọi của chị Mai, ban đầu chúng tôi chỉ nói chuyện lặt vặt bên ngoài, khoảng một lúc sau chi mới vào vấn đề chính, chị Mai cất tiếng hỏi: 

– Linh à, chị biết chị yêu cầu cái này là không phải với em. Nhưng chị mong sẽ được em giúp đỡ?

Tôi hơi ngơ ngác nhưng cũng đáp lại một tiếng “Dạ” với chị. Sau khi nghe tôi đáp lại, chị nói tiếp bằng giọng buồn buồn:

– Thật ra, chị sắp được thăng chức làm trưởng phòng rồi. Nếu không có gì trục trặc thì tháng tới chị sẽ nhậm chức. Tuy nhiên, chuyện đơn hàng bị lỗi lần này đã ảnh hưởng phần nào đến thành tích của chị. Nếu lúc này chị bị vướng phải biên bản tường trình này, e là mọi công sức chị cố gắng bấy lâu nay đều “đổ sông đổ bể”…Cho nên, em có thể thay chị chịu trách nhiệm chính trong việc này không?

– Cái này… – Tôi hơi do dự trước đề nghị của chị. Cảm nhận được sự ngập ngừng từ tôi, chị lại nói:

– Đừng sợ, dù em là người chịu trách nhiệm chính nhưng chị cũng sẽ nói đỡ, không để em chịu thiệt thòi đâu. Không sao đâu em, em hãy tin tưởng ở chị nha.

Trước lời nói chắc nịch của chị, khiến tôi cảm thấy yên tâm phần nào. Thế là, tôi đồng ý giúp chị ghi tên mình vào biên bản tường trình. Bởi vì tôi thấy dẫu sao chị Mai cũng thân thiết với tôi nhất, bây giờ chị gặp khó khăn mà tôi không làm được gì thì ái ngại với chị. Sở dĩ tôi đồng ý nhận lỗi về mình vì tôi biết rằng chắc chắn chị Mai sẽ đứng sau giúp đỡ cho tôi. Nên tôi cũng yên tâm hơn và hạnh phúc khi có chị bên cạnh.

Hạnh phúc đâu chưa thấy, nhưng chỉ thấy ngày hôm sau chính là ngày định mệnh của tôi.

Sáng ngày hôm đó, tôi đã đứng trước toàn thể công ty để nhận trách nhiệm về lỗi sai của mình. Các bạn biết không, cả người tôi lúc ấy run rẩy, nói tiếng có tiếng không, tôi không nhìn thẳng vào ai ngoài chị Mai. Tôi nhìn chị với ánh mắt đầy sợ hãi như đang cầu xin chị giúp đỡ. 

Nhận ra tôi đang gặp khó khăn, chị giơ tay xin phát biểu. Tôi thầm mừng trong lòng, cuối cùng chị cũng ra tay giúp tôi rồi. 

Tưởng chừng mọi việc chuyện sẽ có cái kết đẹp nhưng tôi lại bị đâm một nhát vào tim. Đó là sự phản bội từ người chị thân thiết của tôi. Tôi đã không tin vào tai mình, chị Mai không đứng lên để nói đỡ cho tôi, chị ấy đang chê trách, chỉ ra những lỗi sai của tôi trong suốt quá trình làm việc. 

Bị phê bình trước cả công ty thì đã thôi, nhưng điều khiến tôi đau nhất chính là sự giả dối từ chị Mai. Tại sao chị lại làm như vậy tới tôi? Tôi đã làm sai gì điều gì? Tôi đã luôn xem chị như chị gái thế mà chị lại đối xử với tôi như vậy?

Đây là lần đầu tôi cảm giác mình bị phản bội, những gì chị ấy đã làm với tôi trước đây tất cả chỉ là muốn lợi dụng tôi. Tôi thấy hụt hẫng vô cùng bởi những lời sai sự thật. Tôi như muốn hét lên: “Không phải là lỗi của tôi” nhưng làm thế nào được khi mọi chứng cứ đều chống lại tôi. Tôi thấy mình thật bất lực nên cuối tháng đó tôi quyết định viết đơn xin thôi việc.

Không phải vì bản tường trình làm tôi chán nản, mà vì tôi cảm thấy quá thất vọng và lo sợ với một môi trường làm việc mà tôi không thể có lấy một mối quan hệ thật tâm.

Qua câu chuyện, ta thấy mối quan hệ giữa người với người trong công sở thật mong manh. Họ có thể nói xấu, đấu đá lẫn nhau hay thậm chí là phản bội.đồng đội của mình để thăng quan tiến chức. Còn sếp thì thờ ơ không chịu giải quyết vấn đề, đôi lúc nói xấu nhân viên,…Làm sao mà chúng ta có thể làm việc ở trong một trường.đầy phức tạp như thế đúng không nào?

Cho nên, có thể thấy niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó thể hiện cho sự tin tưởng giữa các thành viên, để họ có cảm nhận được mọi người xung quanh đáng tin cậy, tốt bụng và trung thực. Và đặc biệt hơn cả đó là niềm tin của tất cả nhân viên dành cho quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.

Khi mọi người tin tưởng lẫn nhau sẽ tạo nên một sợi dây gắn kết vô hình ở văn phòng. Nó sẽ giúp nâng cao tinh thần và thái độ làm việc và tạo ra hiệu quả rõ rệt.

Ngược lại, khi bạn làm việc trong môi trường với một bầu không khí căng thẳng, đối phó, nói xấu, hãm hại lẫn nhau. Thì kết quả không chỉ là công việc bị ảnh hưởng mà nặng hơn là tổ chức sớm tan rã.

Trong một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy:

nghiên cứu về văn hoá niềm tin

Từ số liệu trên,.là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải làm gì để xây dựng niềm tin trong văn hóa doanh nghiệp của mình?

1. Mục tiêu rõ ràng của doanh nghiệp bạn là gì?

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp có niềm tin vững chắc thì trước tiên các bạn cần phải xác định được mục tiêu của doanh nghiệp bạn.

Theo Harvard Business Review, chỉ có 40% nhân viên được biết một cách đầy đủ về những mục tiêu của doanh nghiệp.

Nếu các bạn không định hướng rõ ràng những điều doanh nghiệp đang thực hiện. Hoặc việc bạn không nhất quán trong các thông điệp nên dẫn đến nhiều vấn đề căng thẳng giữa các nhân viên. Và làm mất đi sự tin tưởng giữa nhân viên và đội ngũ quản lý.

Khi doanh nghiệp của bạn có mục tiêu rõ ràng, hãy đảm bảo nhân viên của bạn nắm rõ về các mục tiêu công ty đang hướng tới. Và bạn phải làm gì đó để có thể tạo nên một đội ngũ gắn kết với nhau, giúp xây dựng văn hóa niềm tin trong doanh nghiệp.

2. Công nhận sự đóng góp của nhân viên

Khi nhân viên của bạn làm việc cực lực và chỉ mong nhận được tưởng thưởng xứng đáng. Nhưng cái họ nhận lại là sự phũ phàng của bạn. Vậy, bạn nghĩ họ có còn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của bạn không? Tin tôi tin, chả ai muốn làm việc với một người sếp hay phủi sạch mọi công sức của nhân viên đâu.

Cũng theo Harvard Business Review, sự công nhận thành.quả của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự tin cậy. Các bạn cần nỗ lực để đảm bảo rằng những đóng góp của nhân viên các bộ phận đều được công nhận.  

Hãy truyền đạt những câu chuyện thành công và nhấn mạnh công việc.này cần được tập thể nhân viên thực hiện. Hãy đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều tin tưởng doanh nghiệp thông qua những đóng góp của họ.

3. Cho phép “thất bại”

Trong quá trình làm việc, nhân viên của bạn luôn đề ra những ý tưởng mới nhưng họ.lại không dám trình bày với bạn. Bởi vì họ sợ ý tưởng không hay và phải nhận lời phê bình từ bạn.

Bạn phải làm sao để nhân viên có thể tự tin nói lên ý tưởng.với bạn mà không sợ bị đánh giá. Hãy đưa ra chính sách “coi trọng” sự thất bại, có thể thêm thắt vài sự hài hước.với các sai lầm.

Hãy cho phép nhân viên của bạn học hỏi từ những thất bại. Vì nhờ đó, họ sẽ thấm nhuần niềm tin rằng sự sáng tạo và khéo léo được.khuyến khích ở doanh nghiệp bạn.

Đăng kí khóa Đào tạo NGAY HÔM NAY để xây dựng văn hóa niềm tin cho doanh nghiệp của bạn.

New call-to-action

4. Hãy giữ lời

Có một thứ gọi là niềm tin mà ở bất cứ một mối quan hệ nào cũng cần phải có. Nhưng niềm tin không thể ngày một ngày hai hoặc qua một buổi họp.mặt mà có thể xây dựng được. Nó được thiết lập theo giời gian thông qua sự tương tác giữa các thành viên với nhau.

Cho nên, điều một lãnh đạo nên làm là khuyến khích mỗi người trong công ty.phải thành thật với lời nói của họ. Nếu như các bạn có lịch hẹn có lịch hẹn với ai đó hãy chắc chắn bạn sẽ xuất hiện. Nếu bạn hứa với ai đó sẽ giúp đỡ họ thì hãy làm ngay.

Dù chỉ là những hành động nhỏ nhặt, nhưng khi bạn giữ lời hứa với nhân viên.sẽ khiến họ tôn trọng bạn hơn. Từ đó sẽ giúp cho việc xây dựng văn hóa niềm tin nơi công sở càng thêm vững chắc.

văn hoá doanh nghiệp: giữ lời hứa

5. Cá nhân hóa

Nhằm thúc đẩy văn hóa niềm tin ở công ty, hãy khuyến khích nhân viên của bạn.cởi mở và thành thật với mục tiêu nghề nghiệp của họ.

Một cuộc đối thoại mở và thẳng thắn về con đường sự nghiệp và cơ hội của nhân viên. Hãy lắng nghe họ nói, thấu hiểu họ một cách nhân văn. Đó chính là điều quan trọng để xây dựng niềm tin nơi nhân viên.

6. Hãy rộng lượng

Để có được lòng tin từ nhân viên bạn phải cho đi rất nhiều. Và nó được gọi là sự rộng lượng.

Hãy cho nhân viên thấy bạn rất xem trọng họ bằng nhiều cách khác nhau. Hãy thể hiện sự trân trọng đối với các thành quả công việc của họ. Hãy dành thời gian chia sẻ những trải nghiệm, những bài học của bạn. Hơn hết, hãy đồng hành cũng những khó khăn, trở ngại của nhân viên. 

>>> Xem thêm: Khoan dung – điều làm nên những vĩ nhân

Kết luận

Tựu trung lại, văn hóa niềm tin là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa.phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhờ có nó bạn mới tạo được sự tin tưởng giữa các nhân viên, giữa cấp trên với cấp dưới. Và quan trọng hơn cả là tạo ra môi trường làm việc thoải mái,.gắn kết giúp tối ưu hiệu suất công việc. 

Xây dựng văn hóa niềm tin trong doanh nghiệp là một hành trình.cần nhiều nỗ lực của các nhà lãnh đạo. HomeNext Academy sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy ĐĂNG KÝ khóa học về lãnh đạo và xây dựng văn hóa.niềm tin trong doanh nghiệp tại HomeNext Academy!

Tặng MIỄN PHÍ bộ sách về xây dựng văn hóa niềm tin trong doanh nghiệp cho các bạn NGAY HÔM NAY.

Trọn bộ tứ thư cho các nhà lãnh đạo

Liên hệ số Hotline 0903 140 768 để được biết thêm chi tiết về các khóa học

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy
Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ