Back

Quà tặng đặc biệt: TRỌN BỘ TÀI LIỆU DIGITAL MARKETING CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

storytelling email marketing và những điều cần biết
storytelling email marketing và những điều cần biết

Storytelling Trong Email Marketing Và Những Điều Cần Biết

Storytelling hiện nay đang là một yếu tố không thể không nhắc đến trong các chiến dịch marketing. Giống như mọi kênh marketing khác, việc nuôi dưỡng niềm tin của khách hàng là rất quan trọng trong email marketing. Bằng cách sử dụng các câu chuyện để củng cố niềm tin và xây dựng kết nối với khách hàng, các tỷ lệ mở, nhấp và chuyển đổi sẽ được gia tăng đáng kể. Vậy sử dụng storytelling trong email marketing như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, hãy cùng HomeNext Academy xem qua bài viết này nhé.

HomeNext Academy tặng bạn bộ tài liệu Storytelling HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

tải ngay [Tài liệu] Storytelling - Chạm đến cảm xúc khách hàng bằng câu chuyện

1. Storytelling trong marketing là gì?

Storytelling (kể chuyện) trong marketing là việc sử dụng một câu chuyện kể kết nối thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn với khách hàng. Nó nhằm mục đích gợi lên phản ứng cảm xúc từ khách hàng và thúc đẩy họ thực hiện một hành động cụ thể. Các câu chuyện có thể có thật hoặc không, với mục đích giải thích rõ hơn thông điệp marketing.

Storytelling có thể được kể bằng văn bản, video, hình ảnh hoặc lời nói qua podcast. Bất kể hình thức nào được sử dụng, storytelling là một hành động phổ quát và nó được tìm thất trong mọi nền văn hóa và ngôn ngữ.

Với storytelling, các marketer có thể tạo nội dung và những quảng cáo gây được tiếng vang với khách hàng.

2. Tại sao kể chuyện được sử dụng trong marketing?

Việc cạnh tranh để thu hút sự chú ý của khách hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì thế các nhà tiếp thị cần tìm ra những cách sáng tạo hơn để trình bày thông điệp của mình, nhằm cho khách hàng thấy được sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu có thể mang lại những giá trị cho cuộc sống của họ như thế nào. Và một trong những cách hiệu quả nhất là sử dụng storytelling.

Kể chuyện đã được chứng minh là có thể tăng giá trị sản phẩm lên tới 20 lần. “Significant Objects” là một thí nghiệm do Rob Walker và Joshua Glenn tạo ra để chứng minh cách thêm một câu chuyện ngắn vào phần mô tả sản phẩm có thể làm tăng giá trị của nó.

Trong thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã bán đấu giá các đồ vật trong cửa hàng tiết kiệm của eBay. Họ đề nghị 200 nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ viết một câu chuyện cho phần mô tả của mỗi đồ vật. Mỗi món đồ trong cuộc đấu giá có giá trung bình là 1,25 đô la. Nhưng bằng cách thêm các câu chuyện vào phần mô tả mặt hàng, họ đã có thể bán các đồ vật ấy với tổng giá trị lên đến 8.000 đô la, tương đương gần 40 đô la cho mỗi đồ vật.

storytelling email marketing: câu chuyện giúp nâng cao giá trị sản phẩm

Chiếc sáo được nâng giá lên 63.50 đô la nhờ câu chuyện được viết đính kèm

Ví dụ này cho thấy tại sao kể chuyện lại quan trọng trong marketing. Những câu chuyện hấp dẫn có thể cung cấp cho khách hàng một góc nhìn mới về sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn. Một khách hàng đang phân vân có thể thay đổi quyết định sau khi đọc một câu chuyện khơi dậy cảm xúc của họ hoặc câu chuyện mà họ có thể liên tưởng đến.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan đến chủ đề Storytelling:

3. Lợi ích của Storytelling trong marketing

3.1. Storytelling thu hút người tiêu dùng

“Marketing không còn là về những thứ bạn tạo ra, mà là về những câu chuyện bạn kể” – Seth Godin.

Người tiêu dùng bị ngập trong quảng cáo hàng ngày. Do quảng cáo rầm rộ từ các thương hiệu và nhà tiếp thị, dẫn đến khách hàng đang cố tình phớt lờ chúng. Một cuộc khảo sát từ Goo Technologies cho thấy 82% người Mỹ bỏ qua quảng cáo, 48% khác thì thẳng tay chặn quảng cáo.

Mặt khác, những câu chuyện rất tuyệt vời để thu hút sự chú ý thoáng qua của người tiêu dùng. Nếu câu chuyện của bạn hấp dẫn và có thể khơi dậy cảm xúc của khách hàng, khả năng cao khách hàng sẽ tương tác với bạn. Theo nghiên cứu từ Headstream, nếu mọi người yêu thích một câu chuyện thương hiệu, 55% trong số họ có nhiều khả năng mua sản phẩm của thương hiệu hơn, 44% sẽ chia sẻ câu chuyện và 15% sẽ mua sản phẩm ngay lập tức.

Những thống kê này cho thấy rằng khi khách hàng cảm thấy có sự kết nối với nội dung của bạn, cho dù đó là qua email, bài báo hay quảng cáo, rất có thể họ sẽ thực hiện những hành động như mong muốn mà chiến dịch marketing đã đặt ra.

3.2. Storytelling làm cho nội dung trở nên đáng nhớ

Nghiên cứu cho thấy rằng, chúng ta có khả năng ghi nhớ một sự kiện cao gấp 22 lần khi nó được kể bằng một câu chuyện. Bởi vì những câu chuyện thường dễ nhớ hơn những nội dung thông thường.

Dữ liệu trừu tượng như “chúng tôi đã tăng doanh thu lên 45%” có thể rất dễ quên. Nhưng khi dữ liệu được gói gọn trong một câu chuyện về cách tăng doanh thu, dữ liệu trở nên đáng nhớ và chân thực.

Chỉ riêng dữ liệu thôi cũng có thể nhàm chán. Nhưng khi bạn thêm một câu chuyện, nhiều khả năng khách hàng của bạn sẽ nhớ những gì bạn đã nói.

3.3. Storytelling nhân bản hóa thương hiệu của bạn

Các nghiên cứu cho thấy 57% người tiêu dùng muốn thương hiệu giao tiếp với mình “như một con người”. Và bằng cách chia sẻ nhiều câu chuyện hơn về thương hiệu và nhân viên của bạn, bạn sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng biết bạn là ai và cũng tin tưởng bạn.

Nhân cách hóa thương hiệu của bạn là làm cho thương hiệu giống như một người bạn mà khách hàng của bạn đã biết từ lâu. Mục tiêu của bạn là tạo ra một thương hiệu đáng tin cậy mà khách hàng có thể kết nối cảm xúc. Với những câu chuyện, bạn có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu của mình: bạn làm gì, bạn là ai, bạn làm như thế nào và tương lai thương hiệu của bạn sẽ diễn ra theo lộ trình gì.

Nhân cách hóa thương hiệu của bạn cho phép bạn kết nối sâu hơn với khách hàng của bạn và tạo không gian cho cuộc trò chuyện hấp dẫn hơn.

Và nếu các bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị đào tạo Digital Marketing uy tín tại Bình Dương. Hãy nhanh tay đăng ký khóa học tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY

New call-to-action

4. Ví dụ về Storytelling trong email marketing

4.1. Câu chuyện nguồn gốc

Bạn có thể sử dụng các câu chuyện nguồn gốc để chào mừng những người đăng ký mới nhận bản tin của mình. Loại câu chuyện này cho người đăng ký biết công ty đã hình thành như thế nào. Nó có thể bao gồm thông tin chi tiết về thời điểm công ty được thành lập, điều gì đã truyền cảm hứng cho quyết định bắt đầu kinh doanh của người sáng lập, các cột mốc quan trọng đã đạt được,…

Ví dụ, Nerd Fitness dành email chào mừng của họ cho một câu chuyện từ người sáng lập Steve Kamb của họ. Trong email, anh ấy nói về động lực của mình khi thành lập cộng đồng Nerd Fitness và sự phát triển của họ cho đến nay.

storytelling email marketing: câu chuyện nguồn gốc

Ngược lại, Brook Brothers đã sử dụng dòng thời gian câu chuyện để kỷ niệm 100 năm thành lập công ty. Trong email, Brook Brothers cho người đăng ký biết thương hiệu của họ đã được tạo ra như thế nào và cũng chia sẻ những đổi mới mang tính biểu tượng mà họ đã mang lại cho ngành trong 100 năm qua.

storytelling email marketing: câu chuyện nguồn gốc

4.2. Ra mắt sản phẩm

Bạn cũng có thể sử dụng các câu chuyện trong buổi ra mắt sản phẩm. Sử dụng những câu chuyện để nói về những gì đã truyền cảm hứng cho bạn để tạo ra các sản phẩm. Nêu lý do tại sao sản phẩm của bạn là duy nhất. Để làm cho câu chuyện của bạn có tác động hơn, hãy sử dụng các nghiên cứu điển hình (case study) và nội dung do người dùng tạo để đưa ra câu chuyện về trải nghiệm mà khách hàng có thể mong đợi đạt được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ, khi Kate Spade ra mắt bộ sưu tập mới của họ, thương hiệu đã kể câu chuyện về lý do tại sao họ sử dụng ớt làm nguồn cảm hứng đằng sau chiến dịch.

storytelling email marketing: ra mắt sản phẩm

 

4.3. Câu chuyện thành công

Các câu chuyện thành công trong email cho phép bạn vẽ một bức tranh về những lợi ích khi làm việc với doanh nghiệp của mình.

Thay vì chỉ nói với khán giả về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn, hãy sử dụng các câu chuyện để kể về cách sản phẩm của bạn hoạt động trong đời thực. Sử dụng các câu chuyện để cho thấy cách khách hàng của bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng sản phẩm của bạn và cách chính xác mà họ đã đạt được điều đó.

Lưu ý rằng những câu chuyện thành công không giống như việc đưa lời chứng thực (testimonial) vào email.

Testimonial thường là những tuyên bố ngắn gọn từ khách hàng mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã giúp họ như thế nào. Mặt khác, những câu chuyện thành công là những phần nội dung độc lập đưa độc giả của bạn vào cuộc hành trình mà một khách hàng hiện tại đã trải qua.

Trong ví dụ này, người tạo khóa học Nesha Woolery sử dụng email để nêu bật cách một trong những học viên của cô ấy sử dụng khóa học trực tuyến của mình để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Nesha cho thấy bạn cũng có thể kể chuyện bằng âm thanh. Cô ấy đã sử dụng email để giới thiệu câu chuyện, sau đó chuyển hướng người đọc đến podcast của cô ấy, nơi họ có thể nghe toàn bộ câu chuyện thành công.

storytelling email marketing: câu chuyện thành công

4.4. Câu chuyện phỏng vấn

Không phải mọi email của bạn gửi đều phải là email quảng cáo. Bạn cũng có thể gửi email cho người đăng ký với mục đích duy nhất là thu hút họ. Một email kiểu phỏng vấn là một cách tuyệt vời để xây dựng niềm tin với độc giả của bạn và khuyến khích họ tham gia vào câu chuyện. Bạn có thể phỏng vấn CEO, nhân viên, khách hàng và những người khác có liên quan đến thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Chubbies sử dụng storytelling dưới hình thức phỏng vấn để giới thiệu các mẫu mới của họ. Trong cuộc phỏng vấn, các người mẫu nói về cách họ tham gia cuộc thi người mẫu và việc trở thành người mẫu cho Chubbies đã cải thiện cuộc sống của họ như thế nào.

storytelling email marketing: câu chuyện phỏng vấn

Khi bạn muốn gửi một email quảng cáo, bạn vẫn có thể sử dụng các câu chuyện để làm cho email hấp dẫn và thú vị hơn. Chẳng hạn, thay vì gửi email giới thiệu sản phẩm quảng cáo thông thường, Chubbies đã chia sẻ ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện bằng văn bản giữa hai nhân viên nói về sản phẩm mới. Đây là một ví dụ về cách sử dụng storytelling trong email marketing một cách sáng tạo.

storytelling email marketing: câu chuyện phỏng vấn

4.5. Chuyện hậu trường

Loại câu chuyện này rất phù hợp để cho khách hàng thấy mọi thứ hoạt động như thế nào đằng sau bức màn doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể sử dụng loại câu chuyện này để trình bày cách sản phẩm được tạo ra, cách nhóm của bạn làm việc hoặc một số chi tiết thú vị khác về công ty của bạn.

Chia sẻ nội dung hậu trường mang đến cho thương hiệu cơ hội kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân. Nó cũng làm cho thương hiệu của bạn dễ tiếp cận và liên hệ hơn.

Trong email quảng cáo cho chiếc đồng hồ Avigator Multi-Scale sắp của họ, Jack Mason đã cho khán giả thấy hình ảnh hậu trường về cách chiếc đồng hồ được thiết kế.

storytelling email marketing: câu chuyện hậu trường

Ở ví dụ thứ hai, MeUndies cho thấy cách sản phẩm của họ được tạo ra. Bắt đầu từ cách họ thu hoạch bột giấy dùng để tạo sợi cho đến cách họ dệt dây thắt lưng.

storytelling email marketing: câu chuyện hậu trường

4.6. Kể chuyện phi lợi nhuận

Sử dụng storytelling trong email phi lợi nhuận của bạn có thể là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy các nhà tài trợ. Một câu chuyện hay khuyến khích người đọc hình thành những mối liên hệ cảm xúc chân thực với những người bị ảnh hưởng bởi vấn đề mà mỗi tổ chức phi lợi nhuận đang cố gắng giải quyết.

Trong ví dụ này, Kampgrounds of America sử dụng storytelling bằng video trong email marketing của họ để cho thấy các khoản đóng góp đang giúp thay đổi cuộc sống của trẻ em bị ung thư và gia đình các em như thế nào. Trong phần “See the Impact”, các nhà tài trợ có thể xem video về trải nghiệm của trẻ em trong các trại chăm sóc KOA.

storytelling email marketing: câu chuyện phi lợi nhuận

5. Các loại email sử dụng storytelling hiệu quả nhất

5.1. Email chào mừng

Email chào mừng là ấn tượng đầu tiên mà thương hiệu của bạn tạo ra đối với những người đăng ký mới. Điều quan trọng là bạn phải thu hút sự chú ý của họ và khuyến khích họ tương tác với nội dung của bạn. Một câu chuyện chào mừng hay, ví dụ như một câu chuyện về cách người sáng lập của bạn thành công ty như thế nào, là một cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân. Câu chuyện này cũng sẽ làm cho thương hiệu của bạn đáng nhớ hơn.

Ví dụ: AWAY sử dụng phần giới thiệu trong email chào mừng để nói về thương hiệu của họ. Sau đó, họ tiếp tục đưa ra một câu chuyện về lý do tại sao sản phẩm của họ là duy nhất.

storytelling email marketing: email chào mừng

5.2. Email quảng cáo

Các câu chuyện rất tuyệt vời để quảng bá các sự kiện hoặc ra mắt sản phẩm.

Giả sử một tổ chức phi lợi nhuận muốn gửi email yêu cầu người đăng ký đóng góp. Ngoại trừ những người đăng ký tận tâm vốn đã là những người ủng hộ mạnh mẽ cho tổ chức, có thể khó thuyết phục những người đăng ký quyên góp ngay lập tức.

Thay vào đó, hãy để email của bạn kể một câu chuyện về sứ mệnh của tổ chức. Chia sẻ một câu chuyện có thật về công việc của tổ chức phi lợi nhuận đã tạo ra tác động lớn như thế nào đối với xã hội. Những câu chuyện về sự nghiệp của bạn mang đến một kết nối cảm xúc với người đọc khiến họ quan tâm. Khi mọi người có mối liên hệ về mặt cảm xúc với một nguyên nhân, họ có nhiều khả năng hành động và quyên góp hơn.

Điều này cũng áp dụng cho các email quảng bá sản phẩm của bạn. Bạn có thể kể câu chuyện về cách khách hàng giải quyết vấn đề của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.

Email này từ Hội Chữ thập đỏ Canada cho thấy cách sử dụng storytelling để quảng bá một tổ chức phi lợi nhuận. Hội Chữ thập đỏ Canada giúp khách hàng kết nối cảm xúc với sứ mệnh của họ bằng cách chia sẻ những câu chuyện về những người tị nạn Syria được hỗ trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận.

storytelling email marketing: email quảng cáo

5.3. Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Loại email này được sử dụng để hướng dẫn khách hàng tiềm năng thông qua kênh bán hàng của bạn cho đến khi họ được chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Và để chuyển đổi một khách hàng tiềm năng chưa sẵn sàng mua, trước tiên bạn cần xây dựng lòng tin của họ. Điều này có thể đạt được thông qua kể chuyện.

Câu chuyện thành công của khách hàng là điều tuyệt vời để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Chúng cho phép bạn thể hiện hiệu suất của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình bằng các ví dụ thực tế. Khi khách hàng tiềm năng có thể thấy rằng sản phẩm của bạn hoạt động, họ sẽ tin tưởng bạn hơn. Và bạn cần sự tin tưởng này để chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành.

storytelling email marketing: email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

5.4. Email cột mốc

Bạn có thể sử dụng storytelling trong các email quan trọng theo hai cách. Đầu tiên, nó là cột mốc chứng minh thương hiệu của bạn đã đi được bao xa. Chẳng hạn, nếu thương hiệu của bạn kỷ niệm một triệu người đăng ký, bạn có thể kể một câu chuyện về những trở ngại mà thương hiệu của bạn phải đối mặt để đạt được điều đó.

Thứ hai, khách hàng của bạn có thể đã đạt được một cột mốc quan trọng trong quá trình họ tương tác với thương hiệu của bạn. Khi họ trải qua các giai đoạn khác nhau trong hành trình gắn bó với thương hiệu, hãy sử dụng storytelling để làm nổi bật và kỷ niệm những khoảnh khắc này.

Uber đã sử dụng một câu chuyện có thật trong một email của họ, ca ngợi hành động anh hùng của một trong những tài xế Uber. Họ cũng thu hút độc giả bằng cách khuyến khích khách hàng để lại phản hồi về tài xế trong những chuyến đi tiếp theo với Uber.

storytelling email marketing: email cột mốc

Kết luận

Kết hợp storytelling trong nội dung email marketing có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của các chiến dịch marketing. Tạo ra những câu chuyện hấp dẫn giúp cho bạn kết nối với những người đăng ký của mình theo cách mà email truyền thống khó mà làm được.

Storytelling sẽ làm cho email marketing trở nên đáng nhớ, tạo niềm tin với khách hàng và thúc đẩy họ thực hiện hành động ủng hộ thương hiệu. Bạn có thể tham khảo bài viết về các cấu trúc content storytelling, công thức storytelling để câu chuyện của bạn nổi bật trong hộp thư của người đăng ký.

Nguồn: EmailOctopus

Và nếu bạn muốn hiểu rõ sức mạnh của Storytelling trong chiến lược marketing là gì? Đừng ngần ngại đăng ký ngay khóa học “STORYTELLING – Liều thuốc tiên cho marketing BẤT ĐỘNG SẢN”   để khám phá những kiến thức đầy đủ nhất về dạng tiếp thị này nhé!

Storytelling cho marketing bất động sản 

Liên hệ HOTLINE để được tư vấn chi tiết.

Hãy truy cập Website: HomeNext Academy hoặc đăng ký kênh Youtube/Tik Tok để cập nhật kiến thức mới nhất nhé!

đơn vị đào tạo và tư vấn hàng đầu Bình Dương Homenext academy

Đăng ký kênh TikTok của HomeNext Academy

"KHÁM BỆNH" CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang muốn đánh giá tổng quan doanh nghiệp? Bạn đang muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của mình? Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và đánh giá như thế nào? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ giúp bạn. HomeNext Academy sẽ “khám bệnh” cho doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình hiện tại. Hãy để lại thông tin ở Form đăng ký bên dưới, đội ngũ chuyên gia chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Đăng ký nhận tư vấn dịch vụ HomeNext Academy

ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHO DOANH NGHIỆP

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ