Để cải thiện thứ hạng và đưa hình ảnh lên top Google một cách nhanh chóng, các bạn marketer cần phải lưu ý nắm vững các kỹ thuật SEO từ cơ bản đến nâng cao. Nội dung bài viết dưới đây của HomeNext Academy sẽ gửi đến 13 phương pháp hiệu quả để từng bước tối ưu hình ảnh trên website.
HomeNext Academy tặng bạn bộ tài liệu về Digital Marketing hoàn toàn MIỄN PHÍ
1. Tìm và lựa chọn hình ảnh
Trước khi bắt đầu tối ưu hóa hình ảnh cho website, bạn cần phải tìm kiếm và lựa chọn những hình ảnh với các tiêu chuẩn lý tưởng như:
→ Chất lượng, rõ nét.
→ Phù hợp với nội dung bài viết.
→ Đảm bảo tính bản quyền của hình ảnh.
Trong nhiều trường hợp, để hình ảnh của bạn có thêm tính độc đáo và bản sắc riêng nhưng vẫn đạt chất lượng cao. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng hình ảnh tự chụp hoặc hình ảnh tự sáng tạo, thiết kế bằng phần mềm thiết kế ảnh như Photoshop, Canva hoặc Powerpoint,…
Hiện nay, có rất nhiều kho hình ảnh độc đáo từ các nguồn chất lượng và uy tín như Unsplash, Pixabay, Pexels, Cupcake, Picography, Flaticon (icon miễn phí),…Các bạn cũng có thể tải về để sử dụng như một nguồn tài nguyên hữu ích khi chưa có đủ điều kiện hoặc thời gian để thiết kế hình ảnh.
Một số lưu ý dành cho bạn trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn hình ảnh:
Thứ nhất, khắc phục các hình ảnh có chất lượng kém
+ Hình ảnh không được nét do độ phân giải hình ảnh thấp hoặc do trình độ người chụp chưa tốt.
+ Ảnh bị phóng quá to so với size gốc.
+ Hình ảnh không đủ độ sáng.
Để tránh gặp phải những trường hợp này, hãy điều chỉnh độ phân giải của ảnh nếu công cụ chụp/ tạo ảnh của bạn cho phép. Nên chọn nơi có đủ độ sáng nếu bạn tự chụp ảnh hoặc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trước khi đăng tải hình ảnh.
Thứ hai, sử dụng hình ảnh liên quan đến nội dung
Đây là yếu tố quan trọng nhất và cần lưu ý nhất khi lựa chọn hình ảnh đưa vào bài viết. Giả sử nếu website của bạn chuyên viết về dự án bất động sản thì không nên chèn hình ảnh quần áo thời trang, thực phẩm chức năng…hoặc những hình ảnh có nội dung không liên quan vào bài.
Dù hình ảnh có đẹp và thu hút đến thế nào đi nữa nhưng không phù hợp thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cách đánh giá của người đọc và công cụ tìm kiếm đến website.
Thứ ba, không nên copy hình ảnh của đối thủ về để vào website của mình
Các bạn nên lưu ý, để tối ưu hình ảnh rất có thể những website khác cũng sẽ sử dụng kỹ thuật chèn thông tin hoặc logo của họ. Do đó, nếu bạn không để ý sẽ dẫn đến tình trạng PR không công cho đối thủ.
Trong trường hợp bạn lấy link hình ảnh của đối thủ bỏ ngay lên website thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gián tiếp đi backlink miễn phí và chất lượng cho đối thủ. Chính vì vậy chúng ta nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sử dụng hình ảnh của người khác lên website của mình nhé các bạn!
2. Chọn đúng định dạng file ảnh
Mỗi định dạng ảnh đều có những tính năng khác nhau. Do đó, để sử dụng hình ảnh một cách tối ưu nhất nhưng đảm bảo chất lượng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các định dạng tùy vào nhu cầu của mình. Tiêu biểu như:
→ JPEG/ JPG: phù hợp với ảnh chụp kỹ thuật số, hiển thị nhiều màu sắc nhưng nén dung lượng ít. Đây cũng là định dạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên các Website.
→ GIF: định dạng cho ảnh động.
→ PNG: định dạng tốt với hình ảnh đồ họa, dung lượng lớn hơn JPEG/JPG và giữ tối đa chất lượng ảnh.
→ WebP: tỉ lệ nén cao (so với JPG và PNG) nhưng hiện chỉ có Chrome và Opera hỗ trợ định dạng này.
→ BMP, GIV, SVG v.v…
3. Thay đổi kích thước ảnh chuẩn SEO
Để có kích thước ảnh chuẩn SEO, phù hợp trong khung nội dung bài viết để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Các bạn nên:
+ Sửa kích thước ảnh bị hụt so với khung bài viết: nếu ảnh có kích thước không tương xứng với khung sẵn có thì người dùng sẽ dễ dàng nhận biết được.
+ Sửa tỉ lệ kích thước không hợp giữa ảnh và khung: nếu tỉ lệ của file ảnh không khớp với khung ảnh của website thì hình ảnh khi đó sẽ bị biến dạng.
+ Hãy sửa lại tỷ lệ này cho phù hợp khi đăng ảnh bằng cách sửa lại kích thước file ảnh hoặc thay đổi mã code của trang web cho phù hợp với ảnh thực tế.
Trong trường hợp, khi sử dụng hình ảnh miễn phí trên các kho ảnh như Unsplash, Pixabay,…đôi khi kích thước hình ảnh quá lớn. Điều này không những làm giao diện hiển thị không đẹp mà còn tăng dung lượng hình ảnh. Chúng ta cần làm là resize lại để có được kích thước ảnh chuẩn SEO nhưng vẫn giữ tỷ lệ khung ảnh.
Hiện tại có rất nhiều công cụ online hỗ trợ cho bạn giải quyết vấn đề này trong đó XnConvert là một ứng dụng giúp resize lại một hoặc hàng loạt ảnh cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể test thử!
Giao diện của phần mềm XnConvert
4. Tối ưu dung lượng hình ảnh SEO
Một bức ảnh đẹp nhưng có dung lượng quá lớn sẽ làm chậm tốc độ tải trang gây cảm giác khó chịu cho khách hàng và làm tăng tỷ lệ thoát trang. Bên cạnh đó, việc tối ưu dung lượng hình ảnh trước khi đăng tải sẽ giúp:
+ Tiết kiệm dung lượng host.
+ Cải thiện tốc độ truyền dữ liệu và tải trang.
+ Chất lượng của hình ảnh không bị thay đổi nhiều.
Nén ảnh trước khi đăng tải bằng một số plugin của WordPress như EWWW Image Optimizer, WP Smushlt, Kraken Image Optimizer v.v…để tiết kiệm được 70 đến 80% dung lượng của trang, giúp trang web của bạn tải nhanh hơn.
Công cụ nén hình ảnh online Image Compressor giúp bạn giảm dung lượng hình ảnh trực tuyến
Lưu ý:
Không phải lúc nào chúng ta cũng nên giảm dung lượng hình ảnh quá thấp. Tiêu chuẩn để SEO hình ảnh, dung lượng hình ảnh rơi vào tầm 110 KB trở lại là ổn. Mức 110 KB này để đảm bảo ảnh vẫn chất lượng và không làm chậm web.
5. Đặt tên ảnh chuẩn SEO
Google Bot không thể đọc hình ảnh bằng trực quan mà phải thông qua meta data (dữ liệu khai báo bằng ngôn ngữ Google). Google sẽ thường thu thập thông tin qua tên file ảnh để hiểu nội dung của ảnh. Do vậy, bước đặt tên ảnh cũng rất quan trọng khi tối ưu hình ảnh.
Việc đặt tên file ảnh này cũng giúp người dùng nhanh chóng hiểu được nội dung hình ảnh của bạn để đi đến quyết định có nhấp vào ảnh hay không.
Vậy tên ảnh như thế nào được gọi là chuẩn SEO?
+ Chứa từ khóa cần SEO và liên quan đến nội dung mô tả.
+ Viết không dấu, dùng gạch nối “-” ở giữa các chữ, không dùng các ký tự đặc biệt và số. Vì khi hình ảnh có dấu, tên ảnh sẽ tự động chuyển sang dãy ký tự đặc biệt gây khó hiểu cho Google.
+ Không đặt tên hình ảnh quá dài.
Ví dụ các tên chuẩn SEO:
+ huong-dan-seo-hinh-anh.jpg
+ yoast-seo-la-gi.jpg
Các tên không đúng:
+ 1001cachseo.jpg
+ seohinhanhlagi?.jpg
6. Gắn geotag cho hình ảnh
Để tối ưu hình ảnh hỗ trợ SEO địa phương cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo thêm hình thức Geotag. Đây là hình thức gắn thông tin về vị trí địa lý (kinh độ, vĩ độ) cho hình ảnh để thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn.
Trong trường hợp bạn sử dụng hình ảnh download từ các nguồn ảnh trên internet, các bạn có thể tiến hành thao tác Geotag cho hình ảnh như sau:
→ Click chuột phải vào hình ảnh, chọn Property > Detail, bạn sẽ thấy các thông tin đã được tối ưu hình ảnh như sau:
Hình ảnh đã được tối ưu ảnh SEO của HomeNext Academy
Giả sử bạn muốn tải ảnh này về để publish lên website của mình, thì bạn hãy click vào “Remove properties and personal information” > Chọn OK.
Xóa toàn bộ thông tin cũ của hình ảnh để tối ưu seo hình ảnh
Nếu cần xóa toàn bộ thông tin đã tối ưu cho nhiều hình ảnh cùng lúc thì bạn cũng làm tương tự. Ctrl + A chọn hết các hình ảnh và click chuột phải chọn Properties > Detail > Remove properties and personal information > OK.
6.1. Gắn Geotag bằng công cụ offline – Geosetter
Đối với cách này, bạn cần tải Geosetter về máy tính. Đây là công cụ miễn phí, vô cùng dễ sử dụng.
Tải công cụ Geosetter về máy tính để tối ưu hình ảnh
Giao diện hiển thị của công cụ Geosetter
Trong đó:
1 – Nơi chọn folder chứa ảnh cần tối ưu geotag.
2 – Nơi hiển thị các hình ảnh nằm trong folder.
3 – Khu vực hiển thị hình ảnh trực quan cho bạn dễ quan sát (bạn không cần để ý phần này).
4 – Nơi hiển thị thông tin thông số chi tiết của hình ảnh (bạn không cần để ý phần này).
Đầu tiên chọn toàn bộ hình ảnh, đánh giá 5 sao để đảm bảo hình ảnh chất lượng. Click chuột phải vào một hình ảnh > Chọn Edit data
Điền đầy đủ thông tin vào Dashboard “Edit data” của GeoSetter
Điền các thông tin này vào dashboard hiển thị:
+ Latitude: Điền Kinh độ của vị trí doanh nghiệp
+ Longtitude: Điền Vĩ độ của vị trí doanh nghiệp
+ Country Code: Chọn VNM – Mã code của Việt Nam
+ Country + State/ Province + City + Sublocation: Điền thông tin vị trí doanh nghiệp của bạn
Thông tin mô tả hình ảnh đầy đủ nhất của HomeNext Academy
Vậy làm thế nào để lấy kinh độ – vĩ độ của doanh nghiệp? Mời các bạn theo dõi hướng dẫn dưới đây:
Đầu tiên, bạn cần mở Google map của doanh nghiệp mình.
Thông tin Kinh độ – Vĩ độ của công ty HomeNext thông qua Google Maps
Sau ký tự “3d” là Kinh độ và sau “4d” là Vĩ độ của HomeNext.
+ Kinh độ của HomeNext: 11.000475
+ Vĩ độ của HomeNext: 106.6682558
Có nhiều bạn bị nhầm lẫn về cách chọn Kinh độ/ Vĩ độ. Có phải bạn thường được khuyên là lấy Kinh độ – Vĩ độ ở vị trí này:
Một trong những nhầm lẫn lấy kinh độ vĩ độ của doanh nghiệp
Thực tế, đây không phải là tọa độ chính xác của doanh nghiệp. Vì khi bạn phóng to hay thu nhỏ map thì các chỉ số này sẽ bị thay đổi. Sau khi điền đủ thông tin, hãy chọn “Save as template” và đặt tên dễ nhớ cho doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian cho các lần tối ưu geotag sắp tới. Lần tới bạn chỉ cần chọn “Load from template” và chọn tên mình đã lưu, nhấp OK.
Sau khi đã gắn geotag cho hình ảnh xong, hãy bấm tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại vì geosetter sẽ không tự động lưu cho bạn.
6.2. Gắn Geotag bằng công cụ Geotag.online
Bước 1: Truy cập https://geotag.online/ => Tạo tài khoản
Truy cập vào link để điền email đăng ký tài khoản
Bước 2: Vào mail đã đăng ký xác nhận tài khoản
Bước 3: Đăng nhập
Sử dụng các thông tin được gửi trong mail để đăng nhập vào geotag
Bước 4: Điền các thông tin theo yêu cầu bao gồm:
+ Street Address, City, State: theo thứ tự là tên đường, thành phố, tiểu bang (trường hợp bạn ở TP.HCM hoặc Hà Nội thì phần State nên ghi TP.HCM hoặc Hà Nội). Chú ý hãy ghi thông tin này khớp với footer của trang web
+ Zip code: tra cứu trên mạng mã bưu điện tương ứng (ở VN sẽ là 70000)
Điền thông tin vào các trường
Bước 5: Tiếp tục click “Chọn tệp” ở mục “Image to Tag” rồi chọn các hình ảnh cần Geotag. Lưu ý rằng mỗi lần chỉ được chọn tối đa 20 hình với định dạng JPEGs, TIFFs có dung lượng dưới 10MB.
Bước 6: Cuối cùng chọn Proceed và lưu lại hình ảnh đã Geotag.
Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật Geotag, mời các bạn theo dõi video của HomeNext Academy hướng dẫn SEO hình ảnh hiệu quả bằng công cụ GEOSetter ngay bên dưới
7. Tối ưu thông tin metadata ảnh
Để bảo vệ bản quyền của hình ảnh và tránh để người khác sử dụng với mục đích không đúng đắn, chúng ta cần bổ sung các thông tin cho hình ảnh như nguồn gốc, định dạng v.v… bằng cách:
Nhấp phải chuột vào ảnh => chọn Properties => Details => Điền thông tin vào các mục: Title > Subject > Tag như hình bên dưới:
Điền đầy đủ thông tin metadata vào thông số hình ảnh
Title: Điền tên hình ảnh bằng keyword có dấu (vd tên ảnh: toi-uu-hinh-anh.jpg —-> Title nên điền là “Tối ưu hình ảnh“
Subject: Điền tên hình ảnh, kết hợp tên thương hiệu.
Tags: Chèn 3 keyword liên quan đến hình ảnh, trong đó có 1 keyword là tên của hình ảnh đó. Ví dụ trong trường hợp này là: “Tối ưu hình ảnh“, “seo hình ảnh“, “tối ưu hóa hình ảnh“
Comments: Chèn dữ liệu cấu trúc – structured data (schema) khai báo hình ảnh.
Authors: Tên thương hiệu
Copyright: Link website của thương hiệu
8. Tối ưu thuộc tính Alt của ảnh
Alt (Alternative text – văn bản thay thế) là nội dung mô tả file hình ảnh hiển thị trên trang Google Images. Nội dung này được xem là keyword của hình ảnh. Thuộc tính Alt rất quan trọng trong SEO hình ảnh bởi Google Bot chỉ đọc được các thông tin từ URL và Alt của ảnh.
Khi Bot quét nội dung bài viết để trả kết quả cho người tìm kiếm, nó sẽ biết vị trí nào của bài viết có hình ảnh và hình ảnh đó có nội dung gì nếu nhìn thấy thuộc tính Alt. Alt cũng giúp hiển thị thông tin hình ảnh dưới dạng văn bản trong trường hợp hình ảnh bị lỗi không hiển thị trên trang.
Vậy nên hãy tối ưu Alt để hình ảnh thân thiện với công cụ Google hơn. Thuộc tính Alt được xem là tối ưu chuẩn nếu:
Vị trí alt text cần được điền để tối ưu hình ảnh
Mỗi khi upload ảnh bạn cần tối ưu Alt text theo các tiêu chuẩn:
+ Chứa từ khóa chính hoặc từ khóa LSI, tuy nhiên không nhồi nhét từ khóa trong alt.
+ Viết ngắn gọn. Trong trường hợp alt text là tiếng việt, hãy viết có dấu. Nếu alt là tiếng anh thì cần giữ nguyên.
+ Không sử dụng dấu gạch “-” giữa các chữ.
+ Viết alt khớp với nội dung hình ảnh mô tả.
9. Đặt tiêu đề Title hình ảnh
Ngoài Alt thì Title cũng là một thuộc tính HTML quan trọng của hình ảnh. Mặc dù Title hình ảnh không quá quan trọng trong SEO nhưng lại rất quan trọng trong việc giúp tăng trải nghiệm của người dùng.
Vì là phần thông tin bổ sung cho hình ảnh với nội dung ngắn gọn có chứa từ khóa nên khi người dùng lướt qua ảnh họ cũng sẽ biết được nội dung của ảnh.
Hầu hết các trang viết bài hiện nay đều hỗ trợ phần chèn tiêu đề tự động cho ảnh. Tuy nhiên nếu sử dụng Chrome bạn nên lưu ý nếu không chèn thuộc tính Alt mà chỉ để Title thì ảnh sẽ bị lỗi không hiển thị mà chỉ hiển thị phần Title. Nhưng nếu chỉ để Alt mà không để Title thì hình ảnh vẫn được tối ưu tốt.
Để người dùng có trải nghiệm tốt nhất thì vẫn nên sử dụng cả Alt và Title với cú pháp chuẩn: <img src=”link ảnh” alt=”mô tả ảnh” title=”tiêu đề ảnh”/>
10. Sử dụng chú thích hình ảnh (Caption)
Caption là phần văn bản chú thích nội dung ngay bên dưới hình ảnh nếu bạn muốn nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mục đích của bức ảnh.
Caption hiển thị bên dưới hình ảnh trên trang web
Một bức ảnh có chú thích ngắn gọn, súc tích, rõ ràng sẽ giúp hình ảnh dễ hiểu và thu hút sự chú ý của người đọc, bên cạnh đó cũng giúp Google dễ nắm bắt được chủ đề của hình ảnh khi quét dữ liệu.
Chúng ta cũng cần lưu ý, caption chỉ nên dùng cho những bức ảnh thật sự cần thiết và không nhất thiết phải chứa các từ khóa.
11. Đặt hình ảnh trong bài viết hợp lý
Hãy đặt hình ảnh ở gần vị trí có nội dung cần được minh họa, mô tả nhất. Để người đọc không bị nhàm chán khi đọc nội dung thì cứ cách tầm 250 chữ, bạn nên chèn một hình ảnh phù hợp để người đọc có trải nghiệm tốt nhất.
Về cơ bản, với 12 kỹ thuật tối ưu ảnh bên trên bạn đã có thể hoàn thành chiến dịch SEO hình ảnh của mình. Tuy nhiên để có được hiệu quả tối ưu nhất bạn có thể tham khảo thêm kỹ thuật tối ưu hình ảnh nâng cao bên dưới.
Đăng ký khóa đào tạo Digital Marketing tại HomeNext Academy để hỗ trợ trang bị kiến thức cho doanh nghiệp của bạn NGAY HÔM NAY.
12. Responsive hình ảnh
Trong thời buổi công nghệ hiện nay, người dùng thường truy cập website từ nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau như laptop, tablet hay điện thoại. Giả sử bạn đăng hình ảnh rộng 720px lên trang nhưng nếu có ai đó truy cập trên thiết bị di động với màn hình rộng 320px thì hình ảnh chỉ cần rộng 320px cũng đã đạt chất lượng không kém gì hình rộng 720px.
Tải hình ảnh 720px cho thiết bị di động thậm chí còn gây lãng phí băng thông và làm chậm tốc độ tải trang, ảnh hưởng đến SEO. Sử dụng thuộc tính srcset=”” trong thẻ <img> để trình duyệt hiển thị đúng kích cỡ nhỏ nhất phù hợp với độ phân giải của các màn hình khác nhau.
Trường hợp bạn sử dụng WordPress, ứng dụng này cũng sẽ hỗ trợ chức năng tự thêm srcset. Nó tự động xử lý các hình ảnh được tải lên và đặt các phiên bản hình ảnh theo mặc định:
+ Hình thu nhỏ: hình cắt vuông kích thước 150 x 150px
+ Hình trung bình: thay đổi kích thước để cạnh dài nhất có chiều rộng hoặc cao là 300px
+ Ảnh trung bình lớn: kích thước rộng 768px
+ Hình lớn: kích thước cạnh dài nhất có chiều rộng hoặc cao là 1024px
+ Hình đầy đủ: hình gốc
13. Tạo sitemap hình ảnh
Google khuyến khích người dùng cung cấp cho Google thông tin chi tiết về hình ảnh. Đồng thời, cung cấp URL của hình ảnh bằng cách thêm thông tin vào Sitemap.
Sitemap (bản đồ trang web) không chỉ giúp Google liệt kê ra toàn bộ đường link của một web mà còn giúp trình thu thập dữ liệu và người dùng dễ dàng điều hướng trên trang.
Đây là một số tags mà bạn có thể sử dụng cho sitemap hình ảnh của mình:
Các tags có thể sử dụng cho sitemap hình ảnh
Trong trường hợp bạn đang sử dụng WordPress và Yoast SEO thì hình ảnh sẽ tự động được thêm vào sitemap trong trang web của bạn.
Tuy nhiên với Yoast thì chỉ bao gồm các thẻ <image: image> và <image: loc> và nếu bạn thêm caption cho hình ảnh của mình trong WordPress thì Yoast cũng sẽ không thêm những chú thích đó mà bạn phải tự thêm vào bằng cách thủ công.
Bên cạnh đó, tạo sitemap hình ảnh giúp người dùng dễ dàng tìm thấy hình ảnh của bạn trong kết quả tìm kiếm Google Image hơn. Bởi vì lúc này, các Bot của Google lúc này sẽ lần theo các thông tin có trong sitemap để thu thập dữ liệu.
Vậy nên hãy tạo Sitemap và gửi nó lên Google Search Console để các hình ảnh được thu thập và submit URL Google hay trên công cụ tìm kiếm cùng với các liên kết.
Kết luận
Hiện nay, việc SEO hình ảnh hay tối ưu hình ảnh là một yếu tố quan trọng mà rất nhiều người đang bỏ lỡ. Hi vọng thông qua bài viết về kỹ thuật tối ưu hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao của HomeNext Academy có thể giúp ích và góp phần vào thành công trong chiến dịch Marketing của bạn.
Nguồn: fiexmarketing
Và nếu như các bạn là những doanh nghiệp đang quan tâm và muốn trau dồi thêm kỹ năng về Marketing. Hãy ĐĂNG KÝ khóa học đào tạo Marketing tại HomeNext Academy. Và NHẬN MIỄN PHÍ bộ tài liệu Digital Marketing dành cho các bạn ngay hôm nay.
Liên hệ số Hotline của HomeNext Academy để được tư vấn chi tiết về các khóa học